Chỉ số P/E được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng trong định giá cổ phiếu. P/E được để đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Cụ thể:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Cách tính chỉ số P/E

Khi đã nắm chắc và hiểu được khái niệm chỉ số P/E là gì chúng ta có thể dễ dàng suy ra cách tính như sau:

Chỉ số PE = P/E tức là = vốn hóa công ty / lợi nhuận sau thuế

Hoặc P/E = giá cổ phiếu /EPS

Trong đó P: là viết tắt của Price chính là thị trường của giá cổ phiếu ( market Price).

EPS: Chính là lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.

EPS được tính bằng lợi nhuận sau thuế – cổ tức cổ phiếu ưu đãi, sau đó chi cho khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ.

Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?

Thông qua khái niệm và định nghĩa của chỉ số P/E là gì chắc hẳn bạn cũng phần nào đã có thể hình dung ra được vai trò của chỉ số này trong thị trường chứng khoán. Chỉ số PE được dùng để đánh giá tình hình hoạt động, kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty, qua đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

Đặc điểm của chỉ số P/E

Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hi vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây:

Lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỉ, P/E là 3,4; lợi nhuận 2000 là 14,5 tỷ, P/E là 2,9.

Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỷ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỷ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa.

Khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ.

Thế là hoàn tất thương vụ. Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) số lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999.

Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra:

– Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.

– Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định.

Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh):

Ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kĩ thuật cao.

Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 – 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 – 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.

Sử dụng chỉ số PE như thế nào ?

  1. Tỷ lệ PE cao cho thấy các nhà đầu tư mong đợi mức thu nhập cao trong tương lai và tăng trưởng sẽ mạnh mẽ. Giá cổ phiếu đã tăng nhanh hơn thu nhập, với kỳ vọng về sự cải thiện hiệu suất
  2. Tỷ lệ PE thấp có thể phát sinh khi giá cổ phiếu giảm trong khi thu nhập vẫn không thay đổi

Ưu điểm của chỉ số P/E trong chứng khoán, giống như nhiều công thức đầu tư khác, là cho phép nhà đầu tư so sánh các công ty khác nhau bằng một phép tính đơn giản. 

Đối với một số nhà đầu tư, hệ số P/E cao có thể được coi là hấp dẫn. Chỉ số P/E cao hơn cho thấy kỳ vọng cao cho sự tăng trưởng trong tương lai, có lẽ vì công ty nhỏ hoặc là một thị trường đang mở rộng nhanh chóng. Đối với những người khác, chỉ số P/E thấp được ưu tiên, vì nó cho thấy kỳ vọng không quá cao và công ty có nhiều khả năng vượt trội hơn dự báo thu nhập.

Mua một cổ phiếu về cơ bản là mua một phần thu nhập trong tương lai của công ty đó. Các công ty dự kiến ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn sẽ đưa ra mức giá cao hơn cho thu nhập của họ. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu có thể là ‘trailing’, hoặc ‘forward’, với việc tính đến thu nhập trong vài năm qua và dựa vào đó ước tính thu nhập tương lai.

Chỉ số P/E như thế nào là tốt ?

Việc xác định hệ số P/E là tốt hay xấu rất khó. Cũng như rất nhiều điều trong thị trường tài chính, thật khó để áp dụng một quy tắc cố định. Một cách tốt để giúp hiểu được định giá của công ty là xem xét nó trong bối cảnh của chỉ số chứng khoán rộng hơn, hoặc của lĩnh vực mà công ty hoạt động (chỉ số p/e ngành).

Ví dụ: tỷ lệ P/E là 15 đối với công ty xây dựng nhà ở có nghĩa là rất ít trừ khi nhà đầu tư nhận thấy tỷ lệ P/E trung bình của ngành xây dựng là 27. Do đó, công ty có giá rẻ so với p/e ngành và có thể thấy hiệu quả như nó vượt quá mong đợi Hoặc một công ty có tỷ lệ P/E cao so với p/e ngành có thể gặp khó khăn nếu không đáp ứng được dự báo.

Tỷ lệ thu nhập thay đổi theo thời gian và, giống như xu hướng theo phân tích kỹ thuật, một công ty có thể có những giai đoạn khi nó được định giá quá cao và bị định giá thấp bởi thị trường.

Chỉ số P/E trong chứng khoán

Vào thời kỳ đỉnh cao của bong bóng internet / công nghệ những năm 1990, thị trường chứng khoán được đo bằng Chỉ số S&P 500 được giao dịch với tỷ số P/E gần 40. Cho đến nay, đây là mức cao nhất mọi thời đại cho hệ số p/e.

Ở dưới cùng của thị trường giảm tồi tệ nhất, thị trường chứng khoán (S & P 500 Index) đã giao dịch với hệ số P/E gần 7.

Chỉ số P/E trung bình trong thị trường chứng khoán khoảng 14.

Mối liên hệ giữa chỉ số tài chính với chỉ số P/E là gì?

P/E là một chỉ số tài chính quan trọng, cho thấy hình ảnh của một công ty và có mối liên hệ mật thiết với các chỉ số tài chính khác. Vậy mối liên hệ giữa các chỉ số tài chính EPS, EPG với P/E là gì

Sự liên quan giữa EPS và P/E là gì ?

EPS là thu nhập trên một cổ phiếu, đây là biến số quan trọng trong việc tính giá cổ phiếu. Đây cũng là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E, E trong hệ số P/E là EPS. P là giá cổ phiếu, nó luôn thay đổi nhưng chỉ được doanh nghiệp công bố theo quý. Còn kết quả tử số EPS là biến số luôn thay đổi, là yếu tố quyết định đến chỉ số P/E.

PEG là chỉ số so sánh giữa chỉ số P/E và và tốc độ tăng trưởng (G) thu nhập ròng của cổ phiếu (EPS) Như vậy, để biết P/E nào là phù hợp với từng mã cổ phiếu phải thông qua chỉ số PEG, ta sẽ có: PEG = (P/E)/G

  • Nếu chỉ số PEG bằng 1, đồng nghĩa với việc tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu đã được thị trường phản ánh đầy đủ trong giá cổ phiếu.
  • Khi chỉ số PEG > 1, đồng nghĩa với việc có thể cổ phiếu đang bị trị trường định giá quá cao, nói cách khác thì mức tăng trưởng thật sự mà cổ phiếu tạo ra thấp hơn so với mức thu nhập mà thì trường kỳ vọng. Các cổ phiếu tăng trưởng thường có PEG lớn hơn 1, bởi vì các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho mỗi cổ phiếu được kỳ vọng có mức tăng trưởng nhanh. Đó cũng có thể là do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ở mức ổn định vì nhiều lý do.
  • Khi chỉ số PEG nhỏ hơn 1, đồng nghĩa với việc cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hoặc thị trường không còn kỳ vọng vào sự tăng trưởng thu nhập như dự báo mà doanh nghiệp đã đưa ra. Những kỳ vọng về thu nhập cổ phiếu của nhà đầu tư đang tăng lên trong khi thị trường không nhận ra được tiềm năng của cổ phiếu đó dẫn đến việc các cổ phiếu thu nhập thường có chỉ số PEG nhỏ hơn 1. Mặt khác, có thể là do kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu đó đã giảm mạnh so với những dự báo mà doanh nghiệp đưa ra

Tốc độ tăng trưởng G của thu nhập ròng của cổ phiếu (EPS) là tốc độ tăng trưởng kỳ vọng và dự đoán của nhà đầu tư. Nhà đầu tư dự đoán tốc độ tăng trưởng G càng chính xác thì mức P/E càng hợp lý; vì vậy, sẽ mua được cổ phiếu với mức giá hấp dẫn nằm trong tính toán.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.