Theo nghiên cứu của Duke University, các hành động được điều khiển bởi thói quen chiếm tới 40% hành vi của chúng ta mỗi ngày.
“Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tích cách, gặt số phận”.Hiểu được cách xây dựng thói quen mới ( và cách thức hoạt động của các thói quen) là điều cần thiết để có một cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp thành công.
Hãy cùng MBA Andrews tìm hiểu về một chiến lược đơn giản để tạo dựng một thói quen mới qua 5 bước dưới đây.
1. Bắt đầu từ những điều dễ dàng
“ Làm cho nó dễ tới mức ta không thể nói không”- Leo Babauta.
Khi bắt đầu xây dựng thói quen mới, hầu hết chúng ta đều tư duy theo hướng ” tôi cần phải sử dụng nhiều ý chí hơn” hay “tôi cần giữ lửa động lực” để duy trì thói quen mới này.
Đây là lối tư duy không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu cho thấy sức mạnh ý chí cũng giống như một cơ bắp. Nó cần phải có cả một quá trình rèn luyện để phát triển và cũng mệt mỏi khi ta sử dụng nó quá độ.
Vậy còn khi ta trông chờ vào những động lực? Nó luôn trong trạng thái tăng hoặc giảm, không có sự ổn định. Giáo sư BJ.Fogg của Stanford còn đưa ra hẳn một thuật ngữ để định nghĩa điều này: “Sự dao động của nhưng cơn sóng động lực”.”
Tận dụng tốt điểm đỉnh của cơn sóng động lực có thể khiến chúng ta bắt đầu những việc khó khăn một cách dễ dàng hơn
Để bắt đầu xây dựng một thói quen mới hiệu quả hơn, hãy chọn một mục tiêu đủ dễ mà không cần đến ý chí, động lực để thực hiện. Ví dụ như: Thay vì bắt đầu với 5km chạy bộ mỗi ngày, hãy bắt đầu với 1km; thay vì cố gắng đọc 1 cuốn sách mỗi tuần, hãy bắt đầu với 5 trang sách mỗi ngày…
Hãy xác định xem ta muốn tạo dựng thói quen nào và tự đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để ta có thể khiến cho những ngày đầu tiên thực hiện thói quen này dễ tới mức không thể nói không?”
2. Tăng tiến theo từng bước nhỏ
“Thành công chỉ là một vài điều kỷ luật đơn giản được thực hiện hàng ngày; còn thất bại chỉ là một vài lỗi lầm trong nhận thức được lặp đi lặp lại mỗi ngày” – Jim Rohn.
Không cần những nỗ lực khổng lồ, chỉ cần tốt hơn một chút so với ngày hôm qua là đủ. Đó là quy tắc 1%.
(1+0.01)^365 = 37.783
Nếu coi bản thân mình hiện tại là 1, chỉ cần mỗi ngày ta làm được tốt hơn 1% so với ngày hôm qua thì chỉ sau 1 năm, ta đã là phiên bản tốt hơn gấp gần 38 lần hiện tại.
(1-0.01)^365 = 0.0256
Còn nếu mỗi ngày chúng ta nỗ lực kém đi 1% mỗi ngày? Sau một năm, ta sẽ chỉ còn có thể ngồi nhớ về “thời hoàng kim” của mình thôi.
Thay vì cố gắng xây dựng những điều tuyệt vời hay một thói quen hoàn hảo ngay từ đầu, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ và dần dần phát triển lớn hơn. Trong quá trình tạo dựng, ý chí và động lực của ta cũng sẽ tăng lên theo từng ngày; điều này sẽ giúp ta dễ dàng hơn trên con đường gắn bó và phát triển với thói quen của mình.
3. Chia thành từng phần vừa phải
Giữ vững tiến độ một phần trăm mỗi ngày, ta sẽ thấy bản thân mình phát triển thói quen rất nhanh trong vòng hai hoặc ba tháng. Điều quan trọng là làm sao chia thói quen thành từng phần hợp lý, để ta có thể dễ dàng hơn trong việc duy trì và thực hiện.
Với 30 phút ngồi thiền? Hãy chia thành 2 phần của 15 phút.
100 lần chống đẩy mỗi ngày? Năm set 20 lần sẽ dễ dàng thực hiện hơn nhiều khi ta chạm tới ngưỡng 100 cái liên tục.
4. Khi trượt chân, hãy nhanh chóng trở lại đường đua
“Cách tốt nhất để cải thiện khả năng tự kiểm soát của mình là xem lại cách thức và lý do tại sao ta mất kiểm soát” – Kelly McGonigal.
Kể cả những người giỏi nhất cũng có khả năng lạc lối và phạm lỗi như tất cả mọi người. Nhưng điều khác biệt là họ sẽ nhanh chóng sửa sai và quay trở lại đúng hướng.
Những nghiên cứu khoa học chính xác nhất cũng đã chỉ ra rằng, việc ta bỏ lỡ thói quen của mình một lần (trong bất kỳ thời điểm nào) cũng không hề có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thói quen lâu dài của chúng ta. Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo, hãy từ bỏ tâm lý “all or nothing” của bản thân.
Ta không thất bại trong việc xây dựng thói quen chỉ với một – hai lần bỏ lỡ. Nhưng nếu không có nhận thức về điều này và cải thiện khả năng kiểm soát của bản thân, ta chắc chắn sẽ thất bại.
Hãy dành thời gian để xem xét kỹ thứ gì có thể khiến ta chệch hướng trong quá trình xây dựng thói quen và tự đặt ra những câu hỏi như: “Vấn đề nào có thể kéo ta ra khỏi việc thực hiện thói quen? Kế hoạch để giải quyết các vấn đề này là gì? Làm thế nào ta có thể nhanh chóng trở lại đúng hướng?…”
5. Hãy kiên nhẫn. Bám sát tiến độ mà ta có thể duy trì
Học cách kiên nhẫn có lẽ là điều quan trọng nhất trong tất cả. Ta sẽ có những bước tiến đáng kinh ngạc nếu ta vững vàng và kiên nhẫn.
Nếu ta vừa hoàn thành mốc chạy 3km và muốn chinh phục mốc 10km vào ngày mai, có lẽ ta đang hơi quá nóng vội. Đọc 10 trang sách vào ngày hôm nay là quá đơn giản và ta muốn tăng mục tiêu lên 30 trang sách vào ngày mai, hãy xem xét xem hiện tại ta có đang ở trạng thái hưng phấn hơn bình thường hay không?
Nhiệt huyết là thái độ tích cực. Tuy nhiên để đi lâu dài, thứ ta cần nhiều hơn là sự ổn định. Việc nóng vội điều chỉnh tiến độ theo cảm tính rất dễ khiến cho quá trình tạo dựng thói quen bị đổ bể.
Kết luận: Hãy đặt ra mục tiêu dễ dàng thực hiện khi mới bắt đầu xây dựng thói quen. Sau đó kiên định phát triển từng bước nhỏ cho đến khi thói quen đủ lớn và gắn kết với bản thân. Cách làm này luôn luôn hiệu quả.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.