Đầu tháng 11 vừa qua, Nielse – một trong những công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu hàng đầu đã cho ra mắt “Advertiser Playbook”.
Bản báo cáo này được đời nhằm mục đích đem đến những thông tin giá trị cho doanh nghiệp và các nhà quảng cáo để có thể xây dựng một bản kế hoạch chiến lược tiếp thị – quảng cáo phù hợp cho năm 2022. Hãy cùng Andrews – The Power MBA điểm qua những nét chính.
Gần 75% nhà tiếp thị tại Hoa Kỳ đã làm việc cùng các Influencer
Trong bối cảnh ngày nay, Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông của các doanh nghiệp. Theo số liệu từ eMarketer, gần 75% nhà tiếp thị Hoa Kỳ đã làm việc với người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng vào năm 2020, tăng từ khoảng 55% vào năm 2019. Trên toàn cầu, thị trường Influencer Marketing đã phát triển theo cấp số nhân trong ba năm qua, với tổng chi tiêu tăng từ 6,8 tỷ USD năm 2019 lên 13,8 tỷ USD năm 2021.
Từ những con số ta có thể thấy, việc tận dụng và khai thác sức mạnh của những nhân vật nổi tiếng mà nhiều khán giả nhiệt tình theo dõi và tương tác đã trở thành một xu thế tất yếu trong hoạt động tiếp thị. Sự thật là rất rõ ràng, nhưng để có thể thành công khi sử dụng Influencer Marketing, các doanh nghiệp cần nhớ rằng: Sự phù hợp của Influcer với thương hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được cân nhắc.
Ví dụ, vào năm 2020, thương hiệu giày Aldo đã triển khai một chiến dịch truyền thông mang tên “Step into Love” trên các trang mạng xã hội để cho ra mắt bộ sưu tập mới của mình, với mục đích hướng tới thu hút đối tượng Người tiêu dùng thuộc thế hệ Z. Để gia tăng sức lan tỏa cho chiến dịch, thương hiệu này đã hợp tác với nhiều gương mặt nổi tiếng và người ảnh hưởng thuộc thế hệ này như một công cụ chiến lược.
Trong chiến dịch, Aldo đã thách thức người xem đăng video về một điệu nhảy ngắn kèm một hashtag mà thương hiệu yêu cầu và thu hút họ với giải thưởng 5.000 USD. Theo Nielsen InfluenceScope Data, chiến dịch đã thu hút tổng cộng hơn 5 tỷ lượt xem và phủ sóng nhận thức về thương hiệu thêm 2,5%. Các tác động của chiến dịch cũng giúp thương hiệu trở thành một điểm nổi bật trên Adweek và các ấn phẩm lớn khác.
Nhìn chung, người tiêu dùng rất dễ tiếp nhận các thương hiệu muốn tương tác với họ. Mặc dù xu hướng tránh / bỏ qua quảng cáo của nhiều người trong thời đại công nghệ số có thể hạn chế khả năng tiếp cận tới khách hàng các thương hiệu; nhưng Influencer Marketing sẽ cung cấp cho các nhà tiếp thị một con đường để tiếp cận và thúc đẩy tương tác cả với những đối tượng không thích quảng cáo này.
Hơn một nửa Người tiêu dùng Hoa Kỳ (51,3%) mua hàng từ các thương hiệu hỗ trợ cho các vấn đề mà họ quan tâm
Sang năm 2022, các thương hiệu cần phải đào sâu hơn hơn về nhu cầu của người tiêu dùng cũng như có sự nhìn nhận đúng đắn về tác động của các xu hướng văn hóa – chính trị – kinh tế – xã hội đang diễn ra đối với hành vi và tâm lý người tiêu dùng.
Trong suốt những tháng đầu của đại dịch năm 2020, nhiều thương hiệu đã tập trung vào các chủ đề “sức khỏe” và ” sự an toàn”, và người tiêu dùng đã rất hưởng ứng những thông điệp này. Một cuộc khảo sát của Nielsen cho thấy 90% người Mỹ bày tỏ sự yêu thích đối với các công ty đề cập đến các chủ đề “sức khỏe” và “sự an toàn” trong thông điệp của họ .
Và trong tương lai, các doanh nghiệp và các nhà tiếp thị vẫn cần luôn theo sát và đưa ra những thông điệp đánh đúng vào cảm xúc của người tiêu dùng khi đang xây dựng các kết nối mới cũng như nuôi dưỡng những kết nối hiện có với họ.
Chẳng hạn như các vấn đề về công bằng xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng. Và bởi vậy, họ thường ủng hộ các thương hiệu có liên quan đến các vấn đề xã hội mà họ quan tâm. Dữ liệu của Nielsen Scarborough đã nhấn mạnh rằng hơn một nửa Người tiêu dùng Hoa Kỳ (51,3%) mua hàng từ các thương hiệu hỗ trợ cho các vấn đề mà họ quan tâm; tương tự, hơn 36% người tiêu dùng mong đợi thương hiệu mà họ yêu thích sẽ hỗ trợ cho các hoạt động xã hội.
Sự gia tăng kỳ vọng các thương hiệu sẽ hỗ trợ các hoạt động xã hội của người tiêu dùng có thể được thấy trong cách họ nhìn nhận các thông điệp và nội dung quảng cáo. Người tiêu dùng đang tìm kiếm những thương hiệu có thể phản ánh bản sắc riêng của họ, giúp họ cảm thấy như được nhìn thấy chính mình, hoặc cảm thấy như mình đang đóng góp một điều gì đó cho xã hội thông qua việc ủng hộ thương hiệu.
Các thương hiệu giờ đây cần phải kiểm soát tính đa dạng trong các mẫu quảng cáo của mình. Điều này là rất quan trọng bởi người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các thương hiệu đưa ra những mẫu quảng cáo có nhân vật giống với nhóm danh tính của họ. Trong số những người tiêu dùng dưới 45 tuổi, hơn 40% chia sẻ rằng họ có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu có quảng cáo có nhân vật giống với nhóm danh tính của họ.
Các nhà tiếp thị lãng phí từ 25% – 50% ngân sách tiếp thị do không thể xác định tác động đến ROI
Sự gia tăng chi tiêu cho các phương tiện truyền thông đại chúng trong những tháng cuối năm đã cho thấy sự trở lại của các nỗ lực tiếp thị đến từ các thương hiệu. Tuy nhiên, khi các nhà tiếp thị tiếp tục mở rộng ngân sách của họ để tăng chi tiêu cho các phương tiện truyền thông, việc cần phải phân bổ đúng mức chi tiêu sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong thời điểm sắp tới, sự tăng cường giám sát ngân sách và hiệu suất sẽ nhấn mạnh cũng như thiết lập kế hoạch truyền thông chính xác sẽ là những ưu tiên hàng đầu.
Đây là lúc mô hình hỗn hợp tiếp thị (Marketing Mix Modeling hay MMM) phát huy tác dụng. MMM là một kỹ thuật phân tích cho phép các nhà tiếp thị đo lường tác động của các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của họ để xác định cách các yếu tố khác nhau tác động tới mục tiêu của họ, thường là thúc đẩy chuyển đổi. Những hiểu biết sâu sắc có được từ MMM cho phép các nhà tiếp thị tinh chỉnh chiến dịch của họ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ xu hướng của người tiêu dùng đến ảnh hưởng của các Influencer,… để cuối cùng tạo ra một chiến dịch lý tưởng sẽ thúc đẩy sự tương tác và bán hàng.
Trên thực tế, các nghiên cứu MMM của Nielsen phát hiện ra rằng các nhà tiếp thị lãng phí từ 25% đến 50% chi tiêu của họ vì họ không thể xác định tác động của các hoạt động tiếp thị đến ROI. Khi họ bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn trên các kênh dựa trên KPI chính của họ, hiệu quả sẽ tăng lên và lãng phí sẽ giảm xuống.
Việc lập kế hoạch truyền thông và phân bổ chi tiêu hiệu quả thậm chí còn là điều tối quan trọng đối với các nền tảng truyền thông đang phát triển như TikTok – những nền tảng đang tìm cách đảm bảo doanh số bán quảng cáo bằng cách chứng minh hiệu quả truyền thông. Chẳng hạn như thông qua phân tích MMM, Nielsen đã nhận thấy rằng đầu tư vào Hashtag Challenge (một hình thức marketing chỉ xuất hiện trên TikTok) đã tạo ra mức ROI hấp dẫn với hơn 50% các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận hơn 5 USD.
MMM cũng có thể đặc biệt hữu ích trong trường hợp ngân sách bị hạn chế — đây tình huống đòi hỏi sự chính xác cao hơn khi nhà tiếp thị bắt đầu lập kế hoạch chiến dịch. Một phân tích MMM chuyên sâu cho thấy rằng nhà bán lẻ có thể tăng tổng doanh số bán hàng tại cửa hàng lên đến 2% mà không cần gia tăng ngân sách chỉ bằng việc phân bổ lại chi tiêu truyền thông của mình.
Chỉ có 20% các công ty trong lĩnh vực công nghệ tự tin vào công nghệ tiếp thị của mình
Các nhà tiếp thị đang cảm thấy áp lực. Như Báo cáo Tiếp thị năm 2021 của Nielsen đã mô tả rằng các công ty thuộc mọi quy mô có rất ít niềm tin vào công nghệ mà họ sử dụng để chứng minh tính hiệu quả chi tiêu của họ. Thách thức này thậm chí còn ảnh hưởng đến các công ty công nghệ, khi chỉ 20% nói rằng họ có tự tin vào công nghệ tiếp thị của họ, con số là 9% với các công ty trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng.
Khi các phương tiện và công cụ truyền thông phát triển phức tạp và đa dạng hơn, Nielsen tin rằng các thương hiệu nên tập trung vào ba trụ cột:
1 Tin cậy: Sử dụng phép đo từ một bên thứ ba độc lập (không phải người bán phương tiện truyền thông) để đảm bảo tính minh bạch là rất quan trọng.
2 Khả năng so sánh: Đối với các thành phần lớn nhất của ngân sách truyền thông, các thương hiệu cần phải
có thể so sánh chính xác các kênh với phương pháp nhất quán để có thể hiểu biết rõ ràng về hiệu suất tương đối.
3 Khả năng thích ứng: Đối với các thành phần lớn nhất của ngân sách truyền thông, các thương hiệu cần phải di chuyển từ việc đo lường những gì đã xảy ra ở mức đầu tư được thực hiện đến những gì có thể đạt được với các phương án thay thế. Điều này sẽ giúp các thương hiệu cải thiện thay vì chỉ xác nhận rằng các chiến lược tiếp thị đang hoạt động hiệu quả. Đối với các thành phần nhỏ hơn trong ngân sách truyền thông, các thương hiệu sẽ cần một cách thức hiệu quả để đảm bảo rằng những thành công có thể được sớm được nhân rộng và các khoản tiền đầu tư lãng phí có thể được hạn chế một cách thích hợp.
Nhận thức và tương tác của người tiêu dùng luôn là những thông tin tối quan trọng đối với các chiến lược của nhà tiếp thị; và chưa bao giờ các thương hiệu lại có cơ hội tiếp cận với lượng thông tin phong phú về người tiêu dùng như ngày nay. Với dữ liệu trong tay, các thương hiệu cần đặt người tiêu dùng vào trung tâm của các chiến lược và chiến dịch của mình. Cho dù bị vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt, các dữ liệu chi tiết về người tiêu dùng sẽ cung cấp cho các thương hiệu và nhà tiếp thị một lộ trình tốt nhất về phía trước.
Bài viết trên tổng hợp thông tin từ “Advertiser Playbook” của Nielse. Nielsen Holdings PLC là một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu, với trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ và and Diemen, Hà Lan. Nielsen hiện đang hoạt động trên 100 quốc gia trên toàn thế giới, với nhân sự khoảng 44.000 người.
Tải đầy đủ bản báo cáo Tại đây để nhanh chóng nắm bắt những thông tin mới nhất và cập nhật những xu hướng quan trọng để có thể thiết lập những chiến lược tiếp thị cho năm 2022.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.