Theo chia sẻ trên trang báo dân trí của Chuyên gia Đức Cảnh – Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển nhân lực với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Mỹ.
Sự tự chủ và đa dạng của hệ thống giáo dục đại học và sau đại học Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ được xem là một trong những hệ thống tiến bộ nhất trên thế giới, đề cao sự đa dạng và tính tự chủ. Theo ông Trần Đức Cảnh, chính quyền Liên bang có vai trò rất nhỏ trong giáo dục đại học công ở Mỹ, trách nhiệm giáo dục nằm ở cấp Bang.
Tổ chức Kiểm định Vùng (6 tổ chức hiệp hội cấp vùng) đóng vai trò kiểm định và công nhận chất lượng khoa, ngành của các trường trường đại học thành viên trong vùng. Các trường đại học được coi là uy tín trong nước Mỹ phải được công nhận bởi 6 tổ chức kiểm định vùng sau: Middle States Commission of Higher Education (MSCHE); New England Association of Schools and Colleges, Commission on Institutions of Higher Education (NEASC-CIHE); North Central Association of Colleges and Schools,The Higher Learning Commission (NCA – HLC); Southern Association of Colleges and Schools Commission on Colleges (SACS); WASC Senior College and University Commission và Western Association of Schools and Colleges, Accrediting Commission for Community and Junior Colleges (ACCJC). Sáu tổ chức kiểm định vùng này đều được công nhận bởi Hội đồng Kiểm định Giáo dục đại học (Council for Higher Education Accreditation – CHEA, được coi là cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học cao nhất của Mỹ).
Mỗi tổ chức kiểm định vùng phụ trách một vùng riêng và những bang thuộc vùng đó. Ví dụ, tổ chức North Central Association of Colleges and Schools, The Higher Learning Commission (NCA -HLC): kiểm định các trường đại học và cao đẳng thuộc bang Arizona, Arkansas, Colorado, Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Michigan, Minnesota, Missouri, Nebraska, New Mexico, North Dakota, Ohio,Oklahoma, South Dakota, West Virginia, Wisconsin, Wyoming.
Chỉ có khoảng 3.000 trường đại học ở Mỹ nằm trong hệ thống kiểm định vùng này và khoảng 10.000 trường không được 6 tổ chức kiểm định vùng này chứng nhận chất lượng.
Một ưu điểm khác là Mỹ có nhiều loại đại học công, tư (lợi nhuận và phi lợi nhuận), mô hình và cấp trường đáp ứng nhu cầu người học và thị trường ngành nghề, công việc của xã hội và nền kinh tế. Trong đó, hệ thống đại học tư gồm trường phi lợi nhuận (non-profit) và lợi nhuận (for-profit) hoạt động độc lập với hệ thống trường công.
Quản lý giáo dục Mỹ và giáo dục đại học công là trách nhiệm của chính quyền bang, mỗi bang có cơ chế hoạt động riêng. Các trường có hội đồng trường. Một số ví dụ tiêu biểu như:
1. Bang Michigan
Tại Bang Michigan, Hoa Kỳ có Bộ Giáo dục bang – The Michigan Department of Education (MDE) chịu trách nhiệm thực thi chính sách của Hội đồng Giáo dục bang (HDGDB). Hội đồng gồm tám thành viên được đề cử bởi các đảng và được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tám năm, với hai thành viên được bầu cử tại các cuộc tổng tuyển cử hai năm một lần.
Thống đốc bang được ủy quyền một ghết trong HDGDB và cũng phục vụ như một thành viên ban chấp hành của HDGDB nhưng không có quyền bỏ phiếu. Tổng Giám đốc Công Huấn là vị trí đứng đầu được HDGD chỉ định cho một nhiệm kỳ với thời gian cũng được xác định bởi HDGDB mà không có quyền bỏ phiếu.
Trách nhiệm chính của MDE bao gồm: Chuẩn bị và chứng nhận cho các nhà giáo dục; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các trường đại học trong các lĩnh vực cải tiến và đổi mới giáo dục, giáo dục đặc biệt, tài trợ, vận chuyển, y tế và các chương trình thực phẩm; đánh giá học sinh, sinh viên toàn tiểu bang; bổ nhiệm và quản lý các hội đồng nhà trường; giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật; phân phối viện trợ nhà nước; và giám sát việc phân phối và sử dụng tài trợ chương trình giáo dục liên bang. Ngoài ra, MDE cũng điều hành Thư viện Michigan và Trường dành cho người khiếm thính Michigan tại Flint.
Tính tự chủ là đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Mỹ
(ảnh minh họa: các học viên MBA Andrews tại Việt Nam chụp ảnh tốt nghiệp nhận bằng tại Đai học Andrews, Michigan Hoa Kỳ
2. Bang Massachusetts
Còn tại Bang Massachusetts, Hội Đồng giáo dục đại học (HDGĐH) gồm 13 thành viên do Thống đốc bang bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm. Thành viên bên ngoài chiếm đa số.
HDGDDH xây dựng các chính sách, chiến lược, kế hoạch tài chính, nhân sự chung cho toàn bộ hệ thống 15 trường cao đẳng, 14 đại học công trong phạm vi bang.Bộ Giáo dục Đại học tiểu bang bang là đơn vị thực thi chính sách của HĐGDDH và phối hợp với các trường trong hệ thống trường công của bang để thực hiện.
Mỗi trường cao đẳng hay đại học công đều có một Hội đồng trường cũng do Thống đốc bang bổ nhiệm, họ ra chủ trương và quyết định các vấn đề của trường như nhân sự, tài chính hoạt động, đầu tư, quy chế tuyển sinh và cấp bằng… Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành tất cả hoạt động của trường và chịu trách nhiệm với Hội đồng trường.
Ngoài hệ thống trường công, bang Massachusetts còn có 79 trường tư phi lợi nhuận (non-profit) và 5 trường lợi nhuận (for profit), mỗi trường hoạt động độc lập.
2. Bang Califonia
Bang California có Hội đồng Giáo dục bang ở 3 cấp khác nhau: Hội đồng cho hệ thống 10 trường UC (University of California); Hội đồng cho hệ thống 23 trường CSU (California State University); và Hội đồng cho 113 trường CC (Community College).
Mỗi Hội đồng có khoảng 25 thành viên, bao gồm Thống đốc bang, Chủ tịch Hạ viện Bang… và đại diện các trường thành viên. Nhiệm kỳ của các hội đồng này là 4 năm và không theo nhiệm kỳ của Thống đốc, người bổ nhiệm.
Hội đồng của từng hệ thống trường đề ra các quyết sách, chính sách và quyết định lớn cho các trường trong hệ thống UC, CSU, và CC thực hiện. Các trường trong hệ thống UC và CSU không có Hội đồng riêng, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm với Hội đồng Giáo dục của hệ thống trường.
Riêng hệ thống trường Cao đẳng vì có quá nhiều (113) trường, nên dưới Hội đồng Giáo dục còn có các Hội đồng Khu vực chịu trách nhiệm đối với khoảng 5 đến 7 trường. Hiệu trưởng báo cáo lên Hội đồng trường Khu vực. Ngoài ra còn có 157 trường tư phi lợi nhuận và 147 trường tư lợi nhuận trong bang California, mỗi trường hoạt động độc lập.
MBA Andrews – Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh Mỹ uy tín hàng đầu tại Việt Nam
3. Bang Texas
Bang Texas thì hệ thống tổ chức đại học công có vài phần phức tạp hơn, có 35 trường công, có 31 trường nằm trong 6 tổ chức trường như: Texas State System, Texas A&M, Houston University System…
Hội đồng Giáo dục bang gồm 9 thành viên do Thống đốc bang bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm (mỗi 2 năm bổ nhiệm lại 3 người) quản lý chung cho cả hệ thống,và mỗi hệ thống có Hội đồng trường hay Hiệu trưởng điều hành trường và báo cáo lên Hội đồng Giáo dục của hệ thống. Ngoài ra còn có hệ thống 55 trường Cao đẳng và Kỹ thuật công, và 108 trường tư hoạt động độc lập.
.
Andrews Universtiy là một trong những trường Đại học lâu đời nhất nước Mỹ với hơn 140 năm lịch sử
Hệ thống trường tư phi lợi nhuận – Một trong những điểm đặc biệt của hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống trường tư phi lợi nhuận (non-profit) và lợi nhuận (profit) trên toàn nước Mỹ hoạt động độc lập với hệ thống trường công và không phải trực tiếp báo cáo hay chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước nào. Trách nhiệm chính của họ là thực hiện Kiểm định chất lượng Vùng, khi vấn đề chất lượng giáo dục trường hay ngành học được đặt ra. Trách nhiệm của tổ chức trường đã quy định rõ trong luật.
Đại học tư phi lợi nhuận (non-profit) hoạt động như một tổ chức xã hội. Một Hội đồng trường hay Hội đồng Tín thác (hay cả hai) quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của trường. Trách nhiệm của Hiệu trưởng là điều hành trường và báo cáo lên Hội đồng trường. Các đại học tư phi lợi nhuận này thuộc sở hữu tổ chức trường, không có cổ phần hay chia cổ tức cá nhân. Loại trường này được hưởng các quy chế ưu đãi về thuế, đất đai…Cá nhân hay công ty đóng góp tài chính vào loại trường này sẽ được miễn thuế cho phần đóng góp, nên họ tận dụng được nguồn đóng góp từ xã hội và các ưu đãi khác. Hội đồng trường hay Hội đồng tín thác và đơn vị có quyền và trách nhiệm cuối cùng cho tất cả các hoạt động của trường.
Khác biệt với mô hình đại học tư phi lợi nhuận là loại đại học tư hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Các chương trình giáo dục và đào tạo ở Mỹ gắn liền với nhu cầu của thị trường và xã hội. Tinh thần học tập suốt đời (life long learning) thấm đẫm trong các chương trình học dành cho nhiều độ tuổi, thành phần.
“Thời gian đầu, giáo dục đại học Mỹ ảnh hưởng Anh Quốc (mô hình giảng dạy) và Đức (nghiên cứu), đồng thời tiếp thu triết lý và tư uy giáo dục các nước qua nhiều giai đoạn. Xây dựng và hình thành nên nền giáo dục Mỹ ngày nay đã gần 400 năm.
Mỹ chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục mở rộng, gần như đến mọi thành phần trong xã hội (màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, điều kiện kinh tế và ngay cả cho người khuyết tật).
Chính sách phát triển kinh tế – xã hội xây dựng trên cơ sở: tạo điều kiện (cơ hội) cho mọi người trong xã hội tham gia và tận dụng năng lực của họ để phát triển. Giáo dục là nền tảng cốt lõi để phát huy sự bình đẳng trong xã hội.
Cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo là điều tất yếu trong giáo dục Hoa Kỳ. Ở Mỹ ai cũng có thể học và tốt nghiệp trung học, đại học hay sau đại học. Điều kiện tiếp cận nguồn tài chính cho việc học rất thuận lợi, chuyên gia Trần Đức Cảnh chia sẻ.
( Nguồn: Trích đăng từ lời Ông Trần Đức Cảnh chia sẻ với báo dân trí)