Từ một nước thiếu ăn, đến nay bình quân lương thực đầu người của Việt Nam đã đạt 525 kg và là một trong những nước có chỉ số sản xuất lương thực cao ở ASEAN
Chỉ số sản xuất lương thực được định nghĩa bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Các chỉ số sản xuất lương thực của FAO cho thấy có thể cho ta thấy tổng quan của tổng sản lượng nông nghiệp mỗi năm. Chỉ số này dựa trên tổng số lượng giá của các mặt hàng nông sản khác nhau được sản xuất sau khi khấu trừ một số lượng được sử dụng làm hạt giống và thức ăn chăn nuôi. Cà phê và trà cũng không được tính toán trong chỉ số này, bởi những thực vật này có thể ăn được nhưng không có giá trị dinh dưỡng.
So sánh chỉ số sản xuất lương thực của Việt Nam và các nước ASEAN
Chỉ số sản xuất lương thực liên quan trực tiếp tới An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia. Qua hơn 55 năm kể từ năm 1961 chỉ số sản xuất lương thực của các quốc gia tại ASEAN cũng trải qua nhiều thay đổi ở từng thời điểm.
Ở giai đoạn 1961-1980. Singapore là quốc gia có chỉ số sản xuất lương thực cao nhất tại ASEAN. Chỉ số sản xuất lương thực của đất nước này tăng dần qua từng năm ( 420 điểm vào năm 1961 và đạt đỉnh 1092.2 điểm trong năm 1979). Trong thời gian này, chỉ số sản xuất lương thực của Singapore vượt xa các quốc gia còn lại ở khu vực (mặt bằng chung chỉ số sản xuất lương thực của các quốc gia còn lại cho tới năm 1980 chỉ ở mức dưới 60 điểm).
Hầu hết thời gian trong giai đoạn sau đó (1980-2000), Singapore vẫn giữ vị trí số một. Tuy nhiên, do sự chuyển dịch kinh tế và tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, chỉ số sản xuất lương thực của quốc gia này liên tục sụt giảm qua từng năm và tụt xuống hạng dưới cùng của khu vực ASEAN vào năm 2000. Lúc này, quốc gia có chỉ số sản xuất lương thực cao nhất là Thái Lan (93,5 điểm) và mặt bằng chung chỉ số sản xuất lương thực của các quốc gia tại ASEAN là dưới 100 điểm và trên 70 điểm.
Trong thời gian 16 năm sau đó (2000-2016), chỉ số sản xuất lương thực của ASEAN tăng nhẹ qua từng năm và không có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Năm 2001, Brunei vượt qua Thái Lan và trở thành quốc gia có chỉ số sản xuất lương thực cao nhất với 103,1 điểm. Năm 2007, Campuchia lại vượt qua Brunei với 175,9 điểm. Và đến năm 2014, Lào vượt qua Campuchia với 192,2 điểm và ở vị trí số một từ đó cho đến nay.
Theo cùng với sự phát triển về chỉ số sản xuất lương thực của các nước ASEAN, Việt Nam cũng từng bước trở thành quốc gia có chỉ số sản xuất lương thực nằm top trên trong khu vực. Từ một đất nước thiếu ăn, nghèo đói sau chiến tranh, đến nay bình quân lương thực đầu người của Việt Nam đã đạt 525 kg và là một trong những nước có chỉ số sản xuất lương thực cao ở ASEAN. Việt Nam có loại gạo được bình chọn là ngon nhất thế giới. Cho đến năm 2016, chỉ số sản xuất lương thực của Việt Nam xếp vị trí thứ 5 trong khu vực các nước ASEAN.
Tình hình thực tế trong lĩnh vực lương thực tại các nước ASEAN
Là nơi ở của hơn 600 triệu người, khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng nhu cầu lương thực đến 40% vào năm 2050. Cũng theo lộ trình này, khu vực Đông Nam Á sẽ tăng 15% lượng lương thực xuất khẩu và tạo ra 4,5 triệu việc làm mới trong ngành nông nghiệp vào năm 2025.
Thực tế hiện nay cho thấy, các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với những thách thức bao gồm tình trạng đói nghèo, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, đây là một mối đe dọa chưa được giải quyết đối với an ninh lương thực. Bên cạnh đó, những thách thức đe dọa tiến trình này còn bao gồm nhu cầu gia tăng, đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng, sự khan hiếm đất và nước và các tác động của sự biến đổi khí hậu đối với các vùng sản xuất lương thực chủ yếu.
Bốn khía cạnh của an ninh lương thực là sự sẵn có, sự tiếp cận, sự sử dụng và sự ổn định đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu có thể góp phần làm giảm tăng trưởng năng suất, cây trồng trong điều kiện khí hậu nóng hơn dễ gặp rủi ro hơn. Những điều này có thể dẫn đến giá lương thực cao, ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho lương thực của người dân. Thay đổi điều kiện khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng lương thực để chế biến thực phẩm, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm. Ví dụ như trái cây và hoa màu thu hoạch trong nhiệt độ cao hơn sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để làm mát. Hơn nữa, nhiệt độ và độ ẩm cao thường làm tăng mầm bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Các quốc gia trong khu vực đã đề ra những chiến lược để đối phó với tình trạng này bao gồm: Chiến lược sản xuất đủ lương thực để duy trì nhu cầu lương thực trong nước; Chiến lược hỗ trợ mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận lương thực đầy đủ mọi lúc, mọi nơi; Chiến lược thúc đẩy chất lượng lương thực, giảm lãng phí và sử dụng lương thực hợp lý; Chiến lược duy trì sản xuất lương thực bền vững và Chiến lược hỗ trợ phát triển an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Tình hình thực tế trong lĩnh vực lương tại Việt Nam
Với quy mô dân số gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á, việc bảo đảm an ninh lương thực và chỉ số sản xuất lương thực càng là một trong các vấn đề cần được cân nhắc hàng đầu của mỗi quốc gia.
Và trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã đạt nhiều kết quả tích cực trong những đề án về lương thực. Cụ thể: 12 chỉ tiêu đạt và vượt so mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý là diện tích đất lúa năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra là 3,76 triệu ha), sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt 41-43 triệu tấn), xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt 4 triệu tấn).
Giai đoạn 2009-2019, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng 4,3 lần; xuất khẩu hàng nông sản tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo…
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn một số yếu kém cần cải thiện. Ví dụ, chúng ta xuất khẩu trong tốp đầu nhưng an ninh lương thực chỉ đứng thứ 57/113 quốc gia, mức trung bình. Mức sống nông dân khá hơn trước nhưng nhiều người vẫn còn nghèo, còn khó khăn. Do đó, cần có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sản xuất lương thực một cách hợp lý trong tương lai.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.