Việt Nam nằm trong top các quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, với mức GDP thực dự đoán sẽ tăng 91,4% trong giai đoạn 2019 -2030 cùng với mức tăng vọt trong chi tiêu dùng. Đến năm 2030, 46 triệu người tiêu dùng thành thị sẽ có mức chi tiêu dùng 169 tỷ USD trong khi con số này cho 61 triệu người dân nông thôn sẽ là 173 tỷ USD. Những con số này mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi và bắt kịp xu hướng mới của thị trường.

1, Khuynh hướng thị trường bán lẻ sôi động năm 2019

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đang phát triển khá mạnh trong những năm gần đây khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh.

Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, trở thành mức tăng đột phá và cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2018 của cả nước ước đạt 3.306,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 12,4% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá cao, khi năm 2016 mức doanh thu này đạt khoảng 118 tỷ USD, tăng 10,2%; năm 2017 đạt 129,56 tỷ USD, tăng 10,9%.

Xu hướng 1: Kênh bán hàng hiện đại (Modern Trade) tăng trưởng mạnh tại các thành phố thứ cấp

Theo báo cáo của Q&Me cho thấy, bán hàng hiện đại tăng trưởng xuất sắc hơn tại các thành phố thứ cấp, chiếm 2/3 tổng doanh thu bán lẻ cả nước (xem biểu đồ 1)

(Nguồn: Q&Me)

Xu hướng 2: “Sự thống trị của Vingroup”

Theo báo cáo của Q&Me cho thấy, chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM đã chiếm 1/3 tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Tập đoàn Vingroup vẫn tiếp tục dẫn đầu sự tăng trưởng ở kênh bán hàng hiện đại, chiếm thị phần lớn ở thị trường trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và siêu thị (xem biểu đồ 2).

(Nguồn: Q&ME)

Xu hướng 3: Thị trường cửa hàng tiện lợi (CVS) đang tăng trưởng mạnh

Xu hướng 4: Cuộc chiến tranh giành thị phần ngày càng trở nên gay gắt bởi sự tăng trưởng mạnh của kênh bán hàng hiện đại, một số chuỗi cửa hàng đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam

(Nguồn:Q&Me)

2, Khuynh hướng mua hàng online ngày càng tăng

Hơn 1/3 dân số, tức khoảng 40 triệu người Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến, riêng trong năm 2018 ước tính chi tiêu của mỗi cá nhân cho thương mại điện tử là 208 USD, góp phần đưa miếng bánh thị trường này lên con số 8 tỷ USD. Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2020 tổng doanh thu sẽ tăng lên đến 13 tỷ USD.

Đọc thêm “Mua Sắm Online – Xu Hướng Tiêu Dùng Phổ Biến Của Gần 40 Triệu Người Tiêu Dùng Việt”

(Nguồn:Q&Me)

3, Nguồn thông tin truyền thông “số” được ưa chuộng

Quyết định tiêu dùng dựa vào nguồn tin từ mạng xã hội

Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã gắn chặt với các thiết bị di động, mạng xã hội và thích nghi với việc mua hàng trực tuyến. Với hơn 50% dân số truy cập internet di động, mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm tại Việt Nam.

(Nguồn:Q&Me)

Facebook là kênh được sử dụng phổ biến để theo dõi hoạt động của thương hiệu với mục đích cập nhật thông tin về khuyến mãi/ các sự kiện của nhãn hàng. Mặt khác, Instagram có số lượng sử dụng ít hơn nhưng tần suất sử dụng vẫn ngang bằng Facebook, mục đích là để cập nhật thông tin về thương hiệu.

Dịch vụ chat online cũng là hình thức phổ biến để tương tác với các thương hiệu/ dịch vụ. Gần 50% người sử dụng dịch vụ chat trực tuyến để gửi câu hỏi thắc mắc cho các nhãn hàng và dịch vụ.

 Dịch vụ chat online được sử dụng rộng rãi nhất cho các cửa hàng bán online với mục đích hỏi thông tin, giá cả và chương trình khuyến mãi của sản phẩm.

Các Influencer và người nổi tiếng trở thành biểu tượng niềm tin cho các sản phẩm tiêu dùng

Người tiêu dùng có xu hướng thích nội dung video trên Facebook hơn rất nhiều vào năm 2019. Mặt khác, họ cũng bị thu hút bởi nội dung với những người nổi tiếng hơn so với năm 2016.

4, Đầu tư cho giáo dục

Người Việt dành 8% tổng thu nhập cho giáo dục trong năm 2018. Số lượng du học sinh tăng hơn 30 ngàn người trong suốt giai đoạn từ 2012 – 2017. Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu trong danh sách các nước người Việt Nam định hướng du học.

(Nguồn:Q&Me)

Nhu cầu phát triển bản thân tăng cao thúc đẩy dịch vụ khóa học cá nhân ngày càng phát triển. Cả người đi làm và học sinh sinh viên đều học thêm, các khóa học online trở nên phổ biến hơn với người đi làm. Trong đó hơn 60% các khóa học ngoại ngữ được ưa chuộng đối với cả người đi làm và học sinh sinh viên.

5, Du lịch trở thành xu hướng tiêu dùng của người Việt

Những lạc quan trong thu nhập của người Việt thúc đẩy nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước ngày một nhiều hơn. Hơn 20% người tiêu dùng có mong muốn đi du lịch tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

(Nguồn: Internet)

Phong cảnh và những nét văn hóa tương đồng là những lý do hàng đầu để lựa chọn du lịch tại một đất nước, mặc dù các yếu tố về khoảng cách địa lý hay chi phí đi lại là rất cao.

6, Sự tiện lợi của công nghệ số tiếp tục được ưa chuộng

Việt Nam được dự đoán sẽ có khoảng 82 triệu người dùng Internet vào năm 2020. Trong số những người những người sở hữu điện thoại di động, 67% có điện thoại thông minh.

Hơn 66% người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn. Trong số đó, có tới 58% người đã sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn để đặt hàng.

(Nguồn:Internet)

Bên cạnh sự phát triển của dịch vụ gọi đồ ăn là dịch vụ đặt xe công nghệ. Người Việt ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi mà hình thức đặt xe này mang lại.

Ứng dụng Grab hiện đang thống trị thị trường gọi xe tại Việt Nam, theo sau là Go-Việt và BE  Sự phố biến của các ứng dụng này góp phần giúp dịch vụ ví điện tử cũng như mã QR phát triển ngày càng mạnh.

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ Q&Me 2019)

Nhận toàn bộ tài liệu tại đây:

Để không bỏ lỡ những cơ hội ngàn vàng trong lĩnh vực này, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm vững quy luật thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại, cũng như học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ nhiều nguồn. Đáp ứng nhu cầu học hỏi các kiến thức quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế trong thời đại kinh tế số và thương mại điện tử, Đại học Andrews – Hoa Kỳ mang đến Việt Nam một chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh uy tín quốc tế.

Đến từ một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Chất lượng của chương trình đã được kiểm định vùng bởi Ủy ban kiểm định Đại học và sau Đại học vùng Trung Bắc Hoa Kỳ (The Higher Learning Commission of North Central Association) trực thuộc Hội đồng kiểm định bậc cao (CHEA) và Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE). Từ năm 2015, chương trình MBA của đại học Andrews bắt đầu được triển khai  tại TP.HCM và Hà Nội cùng hai đối tác uy tín: Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Kinh tế Quốc dân. Với nội dung chương trình nguyên gốc Mỹ được nâng cấp phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam và đội ngũ giảng viên hàng đầu từ trong và ngoài nước, đến nay MBA Andrews đã, đang đào tạo 12 khóa học viên và có những thành công đáng kể. Phần lớn các học viên, cựu học viên của MBA hiện đang đảm nhiệm những vị trí quản lý, nhà tư vấn cấp cao, giám đốc của các doanh nghiệp/ tổ chức ở cả trong nước và quốc tế.