Theo thống kê, 80% ý tưởng startup Việt Nam thất bại ngay trong năm đầu tiên và con số đó lên tới 92% trong 3 năm tiếp theo.
Có rất nhiều lý do để các startup thất bại. Không đủ vốn, thiếu kỹ năng tài chính, quản trị nhân sự yếu kém… hay thậm chí thất bại vì quá nhiều tiền. Tuy nhiên, yếu tố khởi nguồn cho những lý do thất bại ở trên chính là ý tưởng.
Các startup luôn nghĩ đơn giản rằng khi bắt đầu ta chỉ cần một ý tưởng hay. Nhưng thế nào là ý tưởng hay? Điều này còn cần phải nghiên cứu qua nhiều khía cạnh. MBA Andrews khuyến nghị, bạn nên trả lời 6 câu hỏi dưới đây để có thể đánh giá sự tiềm năng của các ý tưởng startup mới trong năm 2019 hay xa hơn nữa.
1) Vấn đề là gì?
Vấn đề chính là khởi nguồn ý tưởng cho doanh nghiệp của bạn. Mỗi Startup được sinh ra đều phải giải quyết một nhu cầu hiện có của thị trường. Đây có thể nói là sứ mệnh của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp thành công trong lịch sử đều giải quyết một vấn đề mà đa số chưa nhìn thấy hay chưa có giải pháp thích hợp.
Nếu bạn đã tìm ra vấn đề “nóng” và đã có ý tưởng về một giải pháp phù hợp cho vấn đề đó. Chúc mừng, bạn đã bước một chân vào hành trình khởi nghiệp.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này – và sau đó trả lời chúng một cách trung thực:
Bạn đã tìm thấy một vấn đề?
Nó có phải là một vấn đề lớn?
Nó có thực sự là một như cầu cấp thiết mà khách hàng không thế bỏ qua?
Bạn có giải pháp hiệu quả cho vấn đề đó không?
Nếu đã có những giải pháp khác trên thị trường thì giải pháp của bạn có gì ưu việt hơn?
2) Ai là khách hàng của bạn?
Ai là đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến khi triển khai Starup. Ở đây, ta cần mường tượng ra hình ảnh những khách hàng tiềm năng của mình và đưa ra giải pháp phù hợp với họ.
Để thực hiện điều này, bước đầu tiên là bạn cần xác định là doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển dựa trên B2B hay B2C. Đối tượng khách hàng của mô hình B2C là những khách hàng cá nhân, chỉ có nhu cầu mua sản phẩm về dùng, nên giá trị thường đơn hàng thường nhỏ. Còn đối tượng khách hàng của mô hình B2B đó là những doanh nghiệp mua sỉ, mua hàng hóa số lượng lớn với mục đích kinh doanh lại, do đó đơn hàng thường mang giá trị lớn.
Tiếp theo đó, bạn cần nói chuyện với những khác hàng tiềm năng để thực sự hiểu rõ vấn đề của họ cũng như cách nhìn nhận của của họ với vấn đề. Thêm vào đó, việc cung cấp cho khách hàng những giải pháp mô phỏng sẽ mang lại cho bạn những phản hồi quý báu; từ đó tối ưu hóa giải pháp Startup ngày càng phù hợp với khách hàng.
“Hãy cân nhắc nói chuyện với những khách hàng tiềm năng là bạn bè và gia đình để có những phản hồi chất lượng. Bởi bạn bè và gia đình luôn ở bên bạn và sẽ cho bạn biết những gì nên biết.”
“Sự đánh giá cao nhất cho tiềm năng của một ý tưởng startup là khi mọi người sẵn sàng trả cho bạn một cái gì đó trước khi bạn có thể cung cấp cho họ một giải pháp hoàn chỉnh.”
Tự hỏi bản thân những câu hỏi này – và sau đó trả lời chúng một cách trung thực:
Bạn sẽ tập trung vào B2B hay B2C?
Khách hàng của bạn chính xác là ai?
Bạn có thể tìm thấy họ ở đâu?
Hành vi, sở thích và những thói quen trong cuộc sống của họ là gì?
3) Ai sẽ tham gia cuộc đua?
Trước khi bắt đầu triển khai ý tưởng kinh doanh, bạn cần đánh giá xung quanh thị trường và tìm kiếm những đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn bước vào kinh doanh với một sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn giải quyết một vấn đề tiềm năng mà chưa ai nghĩ ra. Chúc mừng, bạn là người đi đầu và có nhiều lợi thế chiếm lĩnh thị trường hơn so với các đối thủ cạnh tranh sau này.
Tuy nhiên, đa số các startup sẽ thường tiếp cận việc kinh doanh với những giải pháp mới để giải quyết vấn đề không mới. Lúc này đây, đối thủ cạnh tranh là những người đã tiếp cận vấn đề, khách hàng… trước bạn với một giải pháp của riêng họ. Như đã đề cập ở trên, họ đang có những ưu thế của người đi trước.
Với vị thế là người đi sau, bạn có thể tận dụng tối đa lợi thế của mình bằng việc tìm hiểu những phương pháp, quy trình và các bước mà những doanh nghiệp đi trước đã thực hiện. Đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp một khung tham chiếu giá trị góp phần giúp bạn thực hiện ý tưởng của mình. Qua việc tìm hiểu các điểm mạnh và những điểm chưa được của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nhanh chóng tìm ra vị trí của riêng bạn bằng cách hoàn thiện ý tưởng Startup và tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này – và sau đó trả lời chúng một cách trung thực:
Bạn đã tìm kiếm đối thủ cạnh tranh của bạn chưa?
Bạn có xác định được ưu điểm và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh?
Bạn có học hỏi được gì từ những đối thủ cạnh tranh không?
Đâu là sự khác biệt của bạn với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường?
Bạn định cạnh tranh với những đối thủ này bằng gì?
4) Quy mô thị trường thế nào?
Quy mô thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến việc đánh giá tiềm năng phát triển của một ý tưởng Startup. Nếu quy mô thi trường quá bé và cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn nên cân nhắc từ bỏ ý định bước vào thị trường này; bởi thành quả có thể sẽ không xứng đáng so với công sức bỏ ra.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu quy mô thị trường cũng tương đương với việc bạn đang tìm kiếm khách hàng sẽ là ai và cơ hội thị trường lớn như thế nào. Càng thu thập nhiều thông tin về thị trường thì bạn càng có nhiều thông tin về khách hàng của mình. Càng tập trung đi đúng thị trường, doanh số bán hàng sẽ càng tăng.
Tự hỏi bản thân những câu hỏi này – và sau đó trả lời chúng một cách trung thực:
Liệu thị trường đủ lớn?
Trong thực tế, có bao nhiêu lượt tìm kiếm và có bao nhiêu người quan tâm tới ý tưởng của bạn trên các trang tìm kiếm, mạng xã hội
Liệu thị trường có phù hợp với ý tưởng Startup của bạn?
Mục tiêu của bạn là gì?
Bạn muốn ROI (Return On Investment) của Startup đạt bao nhiêu?
5) Chi phí bao nhiêu?
Một số công ty khởi nghiệp bắt đầu từ con số 0. Tuy nhiên, đó chỉ là thiểu số. Đối với phần đa số còn lại thì sẽ cần một số tiền không hề nhỏ để đưa Startup từ ý tưởng trở thành hiện thực.
Và một thực tế nữa là không phải tất cả chủ startup đều nhận được khoản vay từ các nhà đầu tư / người cho vay. Phần nhiều những nhà đầu tư/cho vay là người kinh doanh – họ kiếm tiền dựa trên lãi suất khoản vay của bạn. Bởi vậy, nếu họ nhận định Startup nhiều tiềm năng, họ sẽ cho bạn vay tiền. Nhưng nếu ngược lại, bạn sẽ không nhận được đồng nào từ họ cả.
Tất nhiên những nhà đầu tư/cho vay không phải lúc nào cũng nhận định chính xác. Nhưng nếu không một ai trong số họ tán đồng với ý tưởng startup, bạn cần xem xét kỹ lại ý tưởng này trước khi đưa ra những quyết định như: vay nặng lãi, thế chấp nhà cửa… để khởi nghiệp và phải chju những hậu quả đáng tiếc.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này – và sau đó trả lời chúng một cách trung thực:
Bạn cần bao nhiêu chi phí để bắt đầu khởi nghiệp?
Bạn cần bao nhiêu chi phí để xác minh ý tưởng startup phù hợp với thị trường hoặc không?
Bạn cần bao nhiêu chi phí để hoạt động và mở rộng trong 3 – 5 năm tiếp theo?
Bạn xác định sẽ chịu lỗ trong bao lâu?
Bao giờ thì hòa vốn và bao giờ thì có thể sinh lợi nhuận?
6) Giải pháp cuối cùng là gì?
Để mở đầu ta phải đánh giá vấn đề, còn để kết thúc ta phải đánh giá giải pháp”. Chúng ta chỉ nên xem xét kỹ càng về giải pháp (hay còn gọi là sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp) khi trả lời được 5 câu hỏi trên.
Đánh giá giải pháp là bước cuối để tối ưu và chọn ra một giải pháp thích hợp nhất. Tuy sinh ra để giải quyết cùng một vấn đề nhưng mỗi giải pháp đều có các cách thức thực hiện và những điểm thuận lợi – không thuận lợi riêng biệt. Vậy nên, để chọn ra một giải pháp hiệu quả, bạn cần phát triển một khung tham chiếu giải pháp lý tưởng dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn ra giải pháp phù hợp nhất.
Tự hỏi bản thân những câu hỏi này – và sau đó trả lời chúng một cách trung thực:
Giải pháp của bạn có phải là duy nhất?
Nó có điểm gì tốt hơn những giải pháp còn lại?
Nó có dễ dàng bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh không?
Nó có phải là một giải pháp bền vững, dài hạn không?
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.