Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi cách thức hoạt động của hầu hết các lĩnh vực của doanh nghiệp, Marketing cũng không nằm trong ngoại lệ.
Những năm 2000, khi smartphone chưa tồn tại và internet chưa quá phổ biến, các chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp chỉ xoay quanh những phương tiện truyền thông như: T.V, Radio, báo giấy, Banner, phát tờ rơi… Ngày nay, các phương tiện truyền thông truyền thống này ( đặc biệt là T.V) vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo xu thế tất yếu của thời đại, chúng đã dần nhường chỗ cho những chiến lược Marketing “số”.
Hãy cùng MBA Andrews điểm mặt những chiến lược Marketing “số” đang vận hành hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
1. Mạng xã hội
Theo số liệu từ WeareSocial và Hootsuite, trung bình mỗi ngày người Việt Nam sử dụng 6h42 phút cho các hoạt động liên quan tới Internet và trong đó có 2 giờ 32 phút sử dụng dùng mạng xã hội. Marketing qua mạng xã hội có thể nói là chiến lược dễ dàng và hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
Có khá nhiều nền tảng mạng xã hội được phổ biến ngày nay nay. Và để chiến dịch marketing thành công, doanh nghiệp cần phải lựa chọn chính xác nền tảng mạng xã hội phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến tại Việt Nam:
Facebook:
Facebook hiện đang là trang mạng xã hội phổ biến thứ nhì ở Việt Nam, 95% trên tổng số 62 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam sử dụng Facebook. Trong số những người sử dụng Facebook, 80% người có theo dõi các fanpage của các nhãn hàng hay dịch vụ trên Facebook. Trung bình mỗi người theo dõi 15,6 fanpage . Hầu hết người dùng theo dõi các fanpage của nhãn hàng trên Facebook để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi của nhãn hàng đó. Vì vậy, những gì chúng ta nên làm là đưa các bài đăng và quảng cáo của mình lên Facebook.
Instagram: Instagram là trang mạng xã hội chuyên được sử dụng để chia sẻ ảnh và video. Đây là nền tảng mạng xã hội phù hợp cho những chiến dịch quảng cáo liên quan đến thời trang, sức khỏe, sắc đẹp, thể hình, người mẫu và nhiếp ảnh…
Mặc dù mức độ phổ biến tại Việt Nam của Instagram không cao bằng Facebook, nhưng tỉ lệ người theo dõi fanpage trên Instagram lại cao hơn Facebook. 83% người dùng Instagram đang theo dõi các fanpage của nhãn hàng hay dịch vụ.
Hơi khác so với Facebook, những người theo dõi Instagram mong đợi nhận được nhiều thông tin hơn về sản phẩm/dịch vụ, Bởi vậy Instagram là kênh truyền thông hiệu quả để doanh nghiệp dệt nên những câu chuyện thú vị về sản phẩm/dịch vụ cùng các hình ảnh đẹp lung linh.
Zalo: Zalo là nền tảng mạng xã hội Việt Nam khá phổ biến với nhiều lứa tuổi. Điểm nổi bật của Zalo chính là lượng người dùng thật; bởi muốn đăng ký và sử dụng tài khoản Zalo, người mua cần phải tiêu dùng số điện thoại cá nhân của mình và 1 vật dụng di động chỉ được phép đăng nhập một tài khoản song song. Điều này tạo điều kiện cho các đơn vị giảm thiểu được lượng các nick ảo, không để ý tới sản phẩm.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu thực tế thì chỉ có 51% trên số người sử dụng Zalo được khảo sát có theo dõi các fanpage trên Zalo, trung bình mỗi người theo dõi khoảng 10 trang trên Zalo, một con số khá thấp so với Facebook và Instagram. Có vẻ như Zalo được coi là một công cụ liên lạc đơn giản, tiện lợi nhiều hơn là một nền tảng mạng xã hội.
2. Youtube
Youtube là dịch vụ chia sẻ video lớn nhất trên thế giới, công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai thế giới và cũng là một trong những nền tảng mạng xã hội hàng đầu.
Trong năm 2018, Youtube đã vượt mặt Facebook để trở thành mạng xã hội có hoạt động mạnh nhất tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Google, Việt Nam đứng trong top 5 các nước xem video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới, đứng trên cả các nước có công nghệ phát triển như Nhật, Hàn, Đài Loan…
Theo khảo sát từ thị trường cung cấp, trong năm qua có 65% các công ty Việt Nam đã tăng ngân sách trong lĩnh vực Video Marketing, chi phí quảng cáo trên video tăng đến 16% tổng chi phí quảng cáo trung bình của thương hiệu.
Tất cả các số liệu này cho thấy rằng video marketing đang là chiến lược tiếp thị nội dung đứng đầu. Nếu có phương pháp tiếp thị nội dung tốt hơn video marketing trong thời điểm này chắc chỉ có thể là Live video marketing ( quay video trực tiếp).
3. Email marketing
Email marketing (Tiếp thị qua email) là một trong những chiến lược phổ biến, được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ bởi tính khá thi của nó.
Tuy rằng tại Việt Nam, thói quen và hành vi sử dụng email của mọi người chưa cao. Nhưng nếu phát triển đúng cách với sản phẩm phù hợp và hướng tới đối tượng khách hàng phù hợp, thì kết quả đem lại rất khả quan.
Theo một nghiên cứu, tiếp thị qua email mang lại ROI (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) xấp xỉ 40 lần. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được 40$ lợi nhuận cho mỗi khoản đầu tư 1$. Đây là một con số khổng lồ doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nếu không chú trọng vào email Marketing.
Để sử dụng Email marketing tốt doanh nghiệp cần:
• Có chiến lược thu thập email tốt: Email mà doanh nghiệp thu thập được phải từ chính khách hàng biết đến doanh nghiệp, họ tự nguyện subscribe để nhận thông tin hoặc thứ gì đó hữu ích từ doanh nghiệp.
• Sử dụng email marketing ở những ngách phù hợp: Không phải lĩnh vực nào cũng nên triển khai email marketing. Bời đặc thù khách hàng rất ít dùng email, họ chỉ dùng email để đăng ký tài khoản online là chính. Một số ngách phù hợp để sử dụng email marketing có thể kể đến như: quảng cáo, tài chính , bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, giáo dục…
• Có chiến lược phân phối email & làm nội dung tốt: Bạn chỉ cần gửi 2-3 email một tuần là đủ. Nội dung email cần tránh việc sale quá đà, hãy tập trung mang lại giá trị và tạo ấn tượng cho người nhận. Nên xen kẽ những bài chia sẻ mang tính thông tin/học thuật để tăng tính chia sẻ và làm giảm nhịp độ bán hàng.
• Cân nhắc chiến lược bổ trợ đi kèm: Việc quảng bá trực tiếp qua email thường không đem lại hiệu quả cao. Hầu như chúng ta phải bổ trợ thông qua 1 chiến dịch tặng quà, chuỗi chăm sóc, chương trình khuyến mãi,…thì mới hiệu quả.
4. SEM ( Search Engine Marketing)
SEM là quá trình đạt được lưu lượng truy cập trang web bằng cách mua quảng cáo trên công cụ tìm kiếm hoặc tối ưu website (SEO) để nhận được nhiều lượng truy cập miễn phí.
Trong thế giới ngày nay, Internet là nguồn cho tất cả mọi thứ chúng ta cần biết, học hỏi, hỏi, mua hoặc làm. Bất cứ khi nào chúng ta có câu hỏi hoặc tìm kiếm điều gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm là chuyển sang công cụ tìm kiếm (trong phần lớn các trường hợp là Google) và nhập từ khóa cần tìm. Khi chúng ta nhấn Enter, chúng ta hy vọng sẽ nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của mình (bao gồm cả quảng cáo và trang web).
Với sự phổ biến và cần thiết của các công cụ tìm kiếm, SEM luôn là một trong những chiến lược marketing được ưu tiên hàng đầu bởi các doanh nghiệp.
Ưu điểm của SEM:
• Doanh nghiệp có thể thấy kết quả trong thời gian ngắn
• Dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu
• ROI ( tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ) cao; nếu triển khai đúng cách
• Có thể đầu tư với mức ngân sách nhỏ và có thể dừng bất cứ lúc nào
• Có thể thu thập thông tin về khách hàng qua các chiến dịch SEM để phục vụ cho việc hoàn thiện và đưa ra những chiến lược mới phù hợp hơn.
5. SEO (Search Engine Optimization)
Là một phần riêng biệt trong chiến lược SEM. SEO là quá trình tối đa hóa số lượng khách truy cập vào một website cụ thể bằng cách đảm bảo nó xuất hiện với thứ hạng cao tự nhiên trên danh sách kết quả trả về của một công cụ tìm kiếm.
Cùng sự hiểu biết được nâng cao của người sử dụng Internet, SEO ngày càng tỏ ra hiệu quả hơn các Quảng cáo trả phí. Bởi lẽ, để đứng đầu trong thứ hạng tự nhiên của công cụ tìm kiếm, website của doanh nghiệp phải có nội dung chất lượng, thu hút được nhiều người xem và được duyệt qua bởi thuật toán của công cụ tìm kiếm ( chứ không phải có tiền là mua được ).
Ưu điểm của SEO:
• Chi phí thấp
• Kết quả lâu dài
• Tăng khả năng tiếp cận trên công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên
• Nhận được sự công nhận và tin tưởng về chất lượng website
• Trở thành một thương hiệu uy tín
Vậy, nên chọn SEO hay Quảng cáo trả phí?
Trong nhiều trường hợp quảng cáo trả phí có hiệu quả hơn so với SEO. Chẳng hạn như khi website của doanh nghiệp mới được lập và bạn muốn nó được hiển thị ngay lập tức thì nên chọn Quảng cáo trả phí vì nó mất ít thời gian để hiển thị hơn SEO.
Mặc dù SEO mất nhiều thời gian để hiển thị kết quả hơn nhưng chi phí lại ít và tỏ ra đáng tin cậy hơn Quảng cáo trả phí. Việc lựa chọn SEO hay Quảng cáo trả phí phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Hãy chắc chẵn bạn đã hiểu rõ về sự khác biệt giữa chúng để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Bạn mong muốn xây dựng một kế hoạch chiến lược Marketing có thể triển khai ngay vào thực tế từ những ý tưởng mới nảy ra trong đầu mình? Bạn mong muốn bản kế hoạch đó phải chi tiết, rõ ràng và sinh động để có thể truyền tải hết được ý tưởng tới đối tác hay đội ngũ cấp dưới? Và bạn muốn làm nó ngay bây giờ? Vậy thì hãy bắt đầu những ý tưởng của mình với bản mẫu Marketing Strategy and Plan dưới đây. Phát triển bởi đội ngũ chuyên môn của chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh MBA Andrews – Hoa Kỳ cùng IVIO, Marketing Strategy and Plan Template được trình bày trực quan, sinh động với nhiều biểu đồ, hình tượng. Nội dung của bản mẫu này đặt vấn đề bao phủ tất cả các góc cạnh của một chiến lược tiếp thị và có thể tùy biến linh hoạt dựa trên nhu cầu của người sử dụng ở đa dạng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Đây chắc chắn sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tạo ra một bản kế hoạch chiến lược Marketing hoàn hảo theo cách của riêng mình. Tìm hiểu thêm và tải miễn phí tại đây: https://andrews.edu.vn/marketing-strategy-and-plan-template/Marketing Strategy and Plan Template