Rất nhiều thông tin giá trị thường ẩn chứa trong một số cuốn sách khó đọc nhất. Bằng cách nào đó, những nhà tri thức xuất sắc nhất lại không phải là những người có cách truyền đạt dễ hiểu nhất.
Điều này xảy ra có lẽ bởi những ý tưởng trong đầu họ thường khá phức tạp. Mặc dù có thể sẽ khó để làm quen với việc đọc những cuốn sách khó, nhưng cũng rất đáng để bạn nỗ lực. Trong phần dưới đây, hãy cùng thảo luận về năm mẹo hữu ích sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong hành trình chinh phục những cuốn sách khó trong chủ đề MBA cũng như trong các chủ đề văn học, triết học…
1. Tìm hiểu về bối cảnh rộng
Ví dụ, một trong những cuốn sách yêu thích của tôi, ‘The Myth of Sisyphus’, do Albert Camus viết, rất khó đọc nếu không có bất kỳ thông tin cơ bản nào. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần đọc một chút về trường phái triết học được gọi là chủ nghĩa phi lý, vì Thần thoại về Sisyphus là một cuốn sách quan trọng trong nhánh triết học này. Nếu đã làm quen với nền tảng, bạn sẽ dễ dàng hiểu cuốn sách hơn và năm bắt được những tầng nghĩ sâu sắc hơn của nội dung trong cuốn sách.
Tương tự như vậy, nếu bạn muốn đọc một cuốn sách đã được viết từ cách đây rất lâu, chẳng hạn như Chiến tranh và Hòa bình do Leo Tolstoy viết, sẽ tốt hơn nếu bạn tự tìm hiểu một chút về khoảng thời gian mà câu chuyện của cuốn sách được sáng tác. Ví dụ trong trường hợp Chiến tranh và Hòa bình, cuộc xâm lược Nga của Napoléon. Với những thông tim có được, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong câu chuyện và tại sao một số sự kiện nhất định phải xảy ra.
2. Ghi chú
Một trong những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải trong ‘sự nghiệp’ đọc sách của mình, đó là không ghi chú lại. Nếu bạn đọc một cuốn sách mà không ghi chú lại, kết quả thường thấy là bạn sẽ quên không ít phần giá trị trong nội dung cuốn sách.
Đặc biệt là khi đọc những cuốn sách khó hơn, việc đọc lại một số trích đoạn yêu thích của bạn hoặc một số phần quan trọng nhất của cuốn sách mà bạn đã đánh dấu sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Nietzsche là một ví dụ điển hình; một số ý tưởng của ông ấy xuất hiện xuyên suốt các cuốn sách mà ông viết, do đó sẽ rất hữu ích khi xem lại một số ghi chú mà bạn đã đánh dấu trước đó để làm quen.
3. Tìm một tác giả yêu thích và đọc tất cả sách của người này
Mỗi tác giả đều có phong cách viết riêng của mình. Khi bạn đọc sách của các tác giả khác nhau, bạn luôn phải làm quen với phong cách viết đặc trưng của tác giả. Vậy nên, nếu bạn có thể lựa chọn một tác giả mà mình thích và đọc nhiều sách của ông ấy trong một lượt, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn càng đọc nhiều sách do một tác giả viết, bạn càng có thể hiểu được ý tưởng của người này một cách tốt hơn và tiết kiệm công sức hơn.
Carl Jung là một ví dụ điển hình; Những ý tưởng của ông ấy lúc đầu khá phức tạp, nhưng khi bạn càng đọc nhiều về chúng trong một vài cuốn sách của Carl Jung, bạn sẽ càng dễ dàng hơn trong việc hiểu những ý tưởng của ông.
4. Bắt đầu Hành trình của bạn với những cuốn sách ‘dễ hơn’
Nếu bạn muốn bắt đầu đọc những cuốn sách khó hơn thì có thể không nhất thiết phải bắt đầu với những cuốn sách khó nhất hiện có. Vì nếu bạn cảm thấy việc hiểu cuốn sách đang nói gì là một thử thách vô cùng khó để vượt qua , bạn có thể sẽ nản lòng và mất động lực để tiếp tục.
Tôi đã có một trải nghiệm như vậy với một cuốn sách tên là Sartor Resartus, được viết bởi Thomas Carlyle. Sau khi đọc một vài trang, cuốn sách trở nên quá khó để đọc và tôi đã không động đến nó trong hai năm. Chỉ tới khi tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn với việc đọc, tôi mới cầm cuốn sách này lên một lần nữa và thật tốt là tôi có thể hiểu các chủ đề chính của cuốn sách dễ dàng hơn rất nhiều.
Vì vậy, lời khuyên hữu ích là hãy tìm hiểu trước khi mua một cuốn sách, trên internet ngày nay có rất nhiều các bài chia sẻ sẽ có thể cho bạn biết một cuốn sách khó đọc đến mức nào. Bạn cũng có thể tìm thấy ở đó những lời gợi ý. Một trong những cách tốt nhất để đọc những cuốn sách khó hơn có thể là bắt đầu trước với những cuốn sách ‘dễ hơn’.
5. Thảo luận về cuốn sách với bạn bè
Mỗi người khác nhau sẽ có thể hiểu cuốn sách và giải thích chúng theo những cách khác nhau. Do đó, có thể hữu ích khi chia sẻ trải nghiệm đọc sách của bạn với những người khác. Bạn có thể đúc rút được nhiều điều chỉ đơn giản bằng cách chia sẻ những hiểu biết của riêng mình, đồng thời, bạn có thể tiếp thu những hiểu biết khác nhau từ việc lắng nghe trải nghiệm của người khác khi đọc một số cuốn sách yêu thích của bạn.
Nếu bạn bè xung quanh bạn không phải là tuýp người thích đọc sách, thì may mắn thay, cũng có rất nhiều cách để kết nối trực tuyến với những người bạn yêu sách trên toàn cầu. Và việc đọc các blog cũng có thể rất hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu về trải nghiệm của người khác với những cuốn sách bạn đã đọc.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.