Đã từ rất lâu, Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng) đã được các nhãn hàng và doanh nghiệp lớn sử dụng thông qua việc hợp tác với người ảnh hưởng là các ca sĩ, diễn viên hoặc người mẫu nổi tiếng… để làm đại sứ thương hiệu hay quảng cáo về sản phẩm trên TV và báo chí.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới sức ảnh hưởng của thời đại mạng xã hội, Influencer Marketing đang ngày càng có sức ảnh hưởng rộng rãi và bám rễ sâu hơn vào những người tiêu dùng thông qua mô hình “micro-influencer” marketing hay còn gọi quảng cáo dựa trên những người ảnh hưởng siêu nhỏ (những influencer có số người theo dõi từ 10.000 – 50.000 trên các trang mạng xã hội, youtube…)

Giờ đây, không chỉ những tổ chức lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể sử dụng Influencer Marketing để tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp với mức chi phí thấp hơn nhiều so với việc chi trả cho một chiến dịch lớn cùng các Top Influencer.

Vậy cùng với tính khả thi và những hiệu quả mô hình này, bạn có tự hỏi làm sao để xây dựng một chiến dịch Influencer Marketing thành công? Theo MBA Andrews, quy trình xây dựng một chiến dịch Influencer Marketing thường bao gồm 6 bước với tên gọi là “Quy trình 6D”:

1. Decide goals (Đặt ra những mục tiêu).

Hãy trả lời câu hỏi: Bạn thực sự muốn đạt được điều gì với chiến dịch Influencer Marketing của mình và làm thế nào để chiến dịch đó đạt được các mục tiêu kinh doanh và tiếp thị tổng thể của bạn?

Một Influencer Brief thông thường sẽ bao gồm 3 nội dung lớn: What (Influencer phải làm gì?), How (Influencer sẽ triển khai như thế nào?) và Influencer KPI (những chỉ tiêu mà Influencer cần phải đạt được).

2. Define audiences (Xác định các đối tượng mục tiêu).

Sau đó, bạn cần suy nghĩ sâu sắc về những người mà bạn muốn chiến dịch tiếp thị này thu hút, thuyết phục hoặc có ảnh hưởng đến. Càng xác định rõ ràng chân dung đối tượng mục tiêu, bước tiếp theo sẽ càng hiệu quả hơn.

3. Delineate influential people (Xác định những người có ảnh hưởng).

Tiếp đó, bạn cần tập trung tìm kiếm những Influencer thực sự có thể tác động đến đối tượng mục tiêu mà bạn đang cố gắng tiếp cận. Để tránh trường hợp lựa chọn Influencer chỉ dựa trên cảm tính, trước hết bạn cần sàng lọc Influencer theo tiêu chí 3R (Relevance, Relevance và Relevance), bao gồm:

  • Target Audience Relevance: Sự phù hợp về nhân khẩu học giữa đối tượng mục tiêu của thương hiệu và nhóm người theo dõi Influencer.
  • Personality Relevance: Sự phù hợp mặt hình ảnh cá nhân, tính cách của Influencer và hình ảnh thương hiệu.
  • Content Relevance: Sự phù hợp giữa những thể loại, quan điểm nội dung do Influencer tạo ra và định hướng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

4. Develop contents (Phát triển các nội dung).

Giờ bạn sẽ cung cấp cho các Influencer những nội dung mà họ cần có để truyền tải thành công thông điệp của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần lập kế hoạch, viết, thiết kế và sản xuất những nội dung mới, hoặc tối thiểu là điều chỉnh thông điệp của thương hiệu trở thành câu chuyện của các Influencer dựa theo phong cách và đặc điểm họ.

5. Deliver messages (Truyền tải những thông điệp).

Ở bước tiếp theo, bạn cần lên kế hoạch về cách thức phân phối những nội dung này. Có hai kênh phân phối chính:

Kênh Online: các kênh social chính thức của Influencer (Facebook, Instagram, YouTube,…) hoặc các báo điện tử, diễn đàn.

Kênh Offline: tham dự event/ talkshow, chụp hình sản phẩm, giao lưu với cộng đồng,…

Kế hoạch đăng tải nội dung trên kênh Online cần phải đảm bảo các thông tin về platform, thời gian, công cụ, cũng như tần suất đăng tải cụ thể,… Đối với kênh Offline, thời gian là yếu tố quan trọng cần lưu ý vì lịch trình của Influencer

6. Determine successes (Xác định sự thành công).

Cuối cùng, bạn sẽ đánh giá số liệu phân tích của chiến dịch để xác định xem nó có đang thành công hay cần phải chỉnh sửa điều gì. Và đừng quên: Bạn không đợi cho đến khi kết thúc để đo lường mà cần phải có kế hoạch từ trước. Ví dụ như xác định việc thực hiện đo lường số liệu của chiến dịch qua hai kênh Output và Out come

Output: là số lượng nội dung đã thoả thuận với Influencers để đồng sáng tạo hay đăng tải. Có thể được kiểm tra bởi nội bộ agency, thông qua làm việc trực tiếp với Influencers nhằm theo dõi tiến độ sản xuất, đăng tải, sau đó đối chiếu với kế hoạch đề ra ban đầu.

Outcome: là những đánh giá đánh giá sơ bộ hiệu quả nội dung Influencer đã đăng tải, dựa vào những mục tiêu đặt ra ban đầu như: nhận biết, tương tác, hành động,… Sâu hơn nữa là đối chiếu những thông tin về nhân khẩu học của những người đã tương tác, cảm xúc và mức độ quan tâm thông qua các từ khóa trong phần thảo luận. Cuối cùng, bạn cần so sánh tỷ lệ Earned Media và Paid Media để đánh giá mức độ hấp dẫn và lan toả tự nhiên cùa nội dung

Quy trình 6D nhìn chung chỉ là những mô tả ngắn gọn, tổng quan cho những công việc phải làm trong một chiến dịch Influence Marketing. Khi bắt tay vào thực tế, sẽ còn nhiều nhiệm vụ chi tiết cần làm trong từng bước của quy trình. Chúc các bạn xây dựng được một chiến dịch Influencer Marketing thành công.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.