Kể từ những năm 1940, mọi người đã trích dẫn  “Tháp nhu cầu của Maslow” của Abraham Maslow như một khuôn mẫu cho sự phát triển về tâm lý và động cơ của con người.

Tiền đề của lý thuyết này là nhu cầu của con người được phân cấp theo một trình tự được xác định trước và được định hướng từ dưới lên trên theo hình kim tự tháp. Maslow đưa ra lập luận rằng con người phải thỏa mãn hết tất cả các yêu cầu trong một cấp độ thì mới có thể phát triển tới cấp độ tiếp theo; từ đó mỗi cấp độ tạo nền tảng cho các nhu cầu ngày càng phức tạp hơn về mặt tâm lý học.

Lý giải mô hình tháp nhu cầu của Maslow

Theo mô hình của Maslow, một con người bằng xương bằng thịt trước tiên phải được thỏa mãn một số nhu cầu sinh lý nhất định, chẳng hạn như thức ăn và nước uống, trước khi có thể quan tâm đến nhiều thứ khác. Một khi nhu cầu sinh lý của họ được đáp ứng, mọi người trở nên quan tâm hơn đến các vấn đề về sự an toàn của bản thân – những vấn đề mà theo đó, cấp bách hơn so với thứ bậc của nhu cầu: Được yêu và được thuộc về một cộng đồng. Theo Maslow, một khi con người có thức ăn, nước uống, công việc, nhà cửa, sức khỏe tốt, gia đình, bạn bè và tình dục, thì họ sẽ mong muốn được thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng và đánh giá cao. Cuối cùng, khi họ có được sự tôn trọng của mọi người, họ có thể bắt đầu tìm kiếm nhu cầu cao nhất – Tự khẳng định bản thân mình “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu.”

Kim tự tháp của Maslow có ý nghĩa rằng sức mạnh nội tại của con người luôn được xây dựng dựa trên nền tảng cân bằng của các nhu cầu và mỗi chúng ta cần nhận thức cấp độ hiện tại của bản thân để quản lý để quản lý và xây dựng kim tự tháp như cầu của mình. Lý thuyết này khá bao quát, được nhiều người cho là đúng và được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như Quản trị kinh doanh, quản trị con người, tiếp thị và cuộc sống. Tuy nhiên, nó lại có một vài lỗ hổng.

Những lỗ hổng trong tháp nhu cầu Maslow

Cuối tuần trước, ngôi nhà của Chris đã bị phóng hỏa lần thứ hai trong năm nay. Anh ấy cũng đã phải chịu đựng tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại nơi mình sống trong một thời gian dài do các vấn đề từ nhà máy nước. Tuy nhiên, anh ấy vừa tốt nghiệp MBA và vẫn đang là tình nguyện viên thường xuyên tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng vào các buổi tuần. Những nhu cầu cơ bản về nhà ở, đồ ăn của anh ấy vẫn chưa được đáp ứng, nhưng anh ấy vẫn có nhu cầu về xã hội và được thể hiện bản thân.

Một người phụ nữ tên Brittany thường xuyên chia sẻ đồ ăn cho những người vô gia cư trước cửa nhà mình, nhưng cô ta lại có xu hướng nghiện ma túy và sống bằng trợ cấp của xã hội. Theo tiêu chuẩn chung, Brittany có rất ít, nhưng cô ta vẫn sẵn lòng chia sẻ cho những người khác.

Tất nhiên, trong thế giới ngoài kia không chỉ có mỗi 2 trường hợp kể trên sở hữu một cấu trúc “kim tự tháp nhu cầu” lộn xộn. Tâm lý và động cơ của con người phức tạp hơn cái cách mà nó đã được kim tự tháp nhu cầu của Maslow đơn giản hóa và có vẻ như không phải ai cũng có một cấu trúc kim tự tháp nhu cầu chuẩn chỉnh như của Maslow.

Lật ngược tháp nhu cầu Maslow?

Không phải là một nhà nghiên cứu tâm lý tài năng như Maslow, tôi không tự nhận rằng mình có cái nhìn sâu sắc về tâm lý và các động lực của con người, nhưng tôi biết một chút gì đó về nhu cầu của những người sáng tạo – những  có thể được gọi là một nhà soạn nhạc, một nhà văn, một nhà khoa học hoặc thậm chí là một nhiếp ảnh gia… Và những người này có một kim tự tháp nhu cầu khác rất nhiều so với kim tự tháp nhu cầu trong lý thuyết của Maslow.

Tất cả mọi thứ của người sáng tạo đều được hy sinh cho đỉnh cao của kim tự tháp – sáng tạo và hiện thực hóa. Nhưng mô hình của Maslow lại quy định rằng mọi người chỉ có thể quan tâm đến nhu cầu cấp cao hơn một khi những nhu cầu cấp thấp hơn của họ đã được thỏa mãn.

Các lý luận có vẻ như đang đi vào mâu thuẫn sâu sắc. Tuy nhiên, khi ta lật ngược tháp nhu cầu của Maslow, trình tự có vẻ trở nên hợp lý hơn với những người sáng tạo. Lý thuyết của Maslow khi cho rằng một người phải đáp ứng nhu cầu cấp thấp hơn trước khi giải quyết nhu cầu cấp cao hơn có thể đúng – chỉ là ông ấy đã đảo ngược thứ tự. Tự khẳng định bản thân và sáng tạo là nhu cầu cơ bản thúc đẩy tất cả những người sáng tạo. Theo nhiều cách, đó là nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tất nhiên, khi họ đã đáp ứng được nhu cầu sáng tạo của chính mình, thì những người sáng tạo muốn người khác biết đến và đánh giá cao những gì họ đã làm. Vì vậy, việc được tôn trọng và đánh giá cao là thứ chỉ có thể được người sáng tạo tìm kiếm sau khi họ đã tự khẳng định bản thân mình bằng các thành tựu.

 

Và mặc dù nhiều người sáng tạo yêu thích các mối quan hệ thân mật, nhưng họ hiếm khi có thể hoặc sẵn sàng dành thời gian và năng lượng ccura mình để đạt được nó. Do đó, việc thiết lập các mối quan hệ thân thiết và có ý nghĩa là điều mà nhiều người sáng tạo chỉ có thể làm sau khi đạt được một số thành tựu nhất định để thỏa mãn sự tự khẳng định bản thân họ và giúp họ được người khác tôn trọng.

Cuối cùng, nhiều người sáng tạo dường như nhìn nhận sự an toàn và nhu cầu sinh lý của chính họ với một thái độ “coi thường”. Và chỉ những người sáng tạo thành công nhất, được tôn trọng và yêu thích nhất mới có thể quan tâm đến vị trí cao nhất của Kim tự tháp Maslow ngược.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.