Chỉ tính riêng tại Việt Nam trong năm 2019, đã có hơn 4000 nhân sự của các ngân hàng lớn đã bị cắt giảm. Và con số này tính trên toàn cầu là 100.000 người.

Sự tái cơ cấu của các ngân hàng là xu thế tất yếu để nâng cao sức khoẻ tài chính và năng lực cạnh tranh. Bởi trong bối cảnh hiện nay, theo giới chuyên gia, cuộc cách mạng công nghê 4.0 sẽ khiến cho xu hướng nhân sự trong ngành tài chính – ngân hàng giảm mạnh do sự thay thế của máy móc, trí tuệ nhân tạo…

Các con số đã cho ta thấy rõ điều này khi chỉ trong năm 2019, những ngân hàng trên thế giới đã cắt giảm tới hơn 100.000 việc làm. Tại Việt Nam, ngân hàng VP Bank cũng đóng góp một phần vào con số này với 2000 nhân sự được cắt giảm, bao gồm cả những lãnh đạo cấp cao. Theo cùng với đó, hàng loạt ngân hàng khác, như OCB, VietinBank, ACB, SHB, Saigonbank… cũng cắt giảm nhân sự, với tổng lượng cắt giảm lên tới hơn 4.000 người.

Trong tình hình hiện tại, việc đưa ra một lựa chọn học tập phù hợp sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của những ai đã – đang và sẽ làm trong ngành tài chính-ngân hàng. Vậy, bạn nên đầu tư thời gian và tiền bạc của mình vào CFA hay MBA?

Chứng chỉ CFA là gì?

Trong tháng 12 năm ngoái, có tới hàng ngàn nhân viên ngành tài chính-ngân hàng bước vào kỳ thi CFA level I, II và III. Dù rất khó khăn nhưng CFA vẫn đang phát triển như một trào lưu trong giới tài chính-ngân hàng. Năm 2003, chỉ có khoảng 50.000 charter holders (những người đã vượt qua cả 3 level). Đến năm 2014, con số ấy đã tăng hơn gấp đôi và đạt 120.000 người.

CFA (Chartered Financial Analyst) là tên gọi của hiệp hội CFA đồng thời là tên một chương trình học do Hiệp hội CFA cấp chứng chỉ. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1962, ngày nay CFA được xem như một tiêu chuẩn giá trị để đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm…Chương trình CFA bao gồm 3 kỳ thi ứng với level 1, level 2, level 3 được tổ chức tại các Test Center trên toàn thế giới. Khi hoàn thành 3 level và có từ 4 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính bạn sẽ nhận được chứng nhận CFA Charterholder.

CFA cũng có chi phí khá rẻ nếu so với các chương trình chuyên môn khác như MBA; bởi đa phần chương trình học của CFA dựa trên việc tự học ở nhà, không cần đến lớp.

Theo Hội đồng thi GMAT, để có được một tấm bằng chứng nhận CFA ở mỗi level, các thí sinh sẽ mất 450 USD phí mở tài khoản lần đầu và các khoản lệ phí thi tiêu chuẩn tùy thuộc vào việc bạn đăng ký sớm hay muộn (Đóng sớm: 700 USD; Đóng chuẩn: 1000 USD; Đóng muộn: 1450 USD). Tổng cộng sẽ rơi vào khoảng 1900 USD.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của chương trình này có lẽ là do nó quá khó để thi đỗ. .Theo thống kê của Hiệp hội CFA, trung bình mỗi thí sinh phải bỏ ra 300 giờ học để chuẩn bị cho bài kiểm tra mỗi level. Và chỉ có 43% trong số 52.315 thi sinh tham dự kỳ thi CFA level 1 trong mỗi năm vượt qua thành công. Những điều này làm CFA trở thành một trong những bài kiểm tra mệt mỏi nhất nếu ta phải đối mặt.

MBA là gì?

Có nguồn gốc từ đại học Havard – Hoa Kỳ vào những năm 1900, MBA (viết tắt cho Master of Business Administration – Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) là khoá học chuyên sâu về kinh doanh bao gồm các ngành kinh tế (kế toán, tài chính, marketing, quản trị nguồn nhân lực) và các ngành quản trị (liên quan đến phân tích và chiến lược kinh doanh). Với lịch sử lâu đời, giá trị thực tiễn cùng uy tín được công nhận toàn cầu, những chương trình MBA (đặc biệt là MBA đến từ Mỹ) được biết đến như một trong các sự lựa chọn hàng đầu của những ai hướng tới phát triển ở vị trí quản lý, lãnh đạo cấp cao trong ngành tài chính-ngân hàng.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, một cựu học viên MBA của Đại học Andrews, khóa 4 – Giám đốc chi nhánh ngân hàng Techcombank chia sẻ:” Bản thân mình rất khao khát được trở thành công dân quốc tế và nâng cao thêm kiến thức, Mình đã có ý định đi du học tại Mỹ nhưng công việc quản lý bận rộn khiến mình không thể sắp xếp thời gian phù hợp.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung nhận bằng cùng GS.Andrea Luxton – Hiệu trưởng Andrews University trong buổi lễ tốt nghiệp MBA Andrews tại Việt Nam

Thông qua tìm hiểu từ báo đài và bạn bè về một số chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Việt Nam, mình đã được biết tới trường Đại học Andrews. Việc lựa chọn chương trình của Andrews tại Việt Nam giúp mình có thể học tập ngay tại Việt Nam mà vẫn có thể sở hữu tấm bằng quốc tế, hơn nữa thời gian đào tạo cũng rất linh hoạt cho những người đang công tác ở vị trí quản lý như mình.Mình luôn cảm thấy lựa chọn học MBA tại Andrews là một quyết định đúng đắn cho việc phát triển sự nghiệp”.

Một khóa học MBA tiêu chuẩn (như MBA Andrews) sẽ có chương trình học bao gồm 11 môn học chính khóa (và một bài luận tốt nghiệp) trong khoảng thời gian từ 16 đến 18 tháng. Khác với CFA, chương trình học của MBA tương đối rộng và bao quát rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, chứ không đi sâu vào một nhánh chuyên ngành. Về phần phương pháp giảng dạy, song song với việc khuyến khích học viên tự học và chủ động nghiên cứu như CFA, MBA yêu cầu các học viên phải làm việc theo từng nhóm nhỏ để thảo luận bài tập tình huống (case study) kinh doanh thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

Thời gian học vào các ngày cuối tuần; mỗi môn học 4 tuần, gồm hai tuần đầu trên lớp, tuần thứ ba học qua hệ thống Moodle và tuần thứ tư làm bài tập nhóm hoặc thuyết trình để kết thúc. Mỗi buổi học, từng môn học lẫn khóa luận, đề tài nghiên cứu đều xoay quanh các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh như: Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính, Marketing ..

Chị Đào Thị Thúy Trinh – Treasury Supervisor, tập đoàn Interflour Vietnam, một trong những cựu học viên xuất sắc Khóa 4 của chương trình MBA Andrews tại Việt Nam chia sẻ: “Các môn học trong chương trình của MBA Andrews hầu như bao quát tất cả các lĩnh vực liên quan đến vận hành doanh nghiệp: từ quản trị nhân sự cho đến quản lý con người, hành vi tổ chức, marketing, quản lý chiến lược, báo cáo tài chính và quản lý rủi ro,… Mình học được tất cả mọi khía cạnh liên quan đến vận hành một doanh nghiệp. Trong đó có những môn học giúp ích rất nhiều trong công việc tài chính của mình.

Chị Đào Thị Thúy Trinh nhận bằng cùng PGS.TS Vũ Hải Quân – Phó giám đốc ĐHQG HCM trong buổi lễ tốt nghiệp MBA Andrews tại Việt Nam

Làm sao để giữ được chi phí của công ty mức phù hợp? Và dù giảm chi phí nhưng doanh nghiệp vẫn sản xuất và vận hành tốt?… Mình luôn đặt ra những câu hỏi thắc mắc trong lớp học và đều nhận được câu trả lời thỏa đáng ngay tại đó.

Ngoài những kiến thức về tài chính, mình cũng học được cách tư duy logic và sáng tạo trong công việc. Mình cảm thấy rất may mắn khi được lĩnh hội những kiến thức này từ các giảng viên hàng đầu tại MBA Andrews. Tất cả các thầy cô luôn đặt hết tâm sức vào công việc truyền đạt kiến thức lại cho học viên và luôn sẵn sàng mở lòng bất cứ khi nào các học viên gặp khó khăn. Bất cứ khi nào mình gặp khó khăn thầy cô đều dành thời gian để chỉ dẫn rất cặn kẽ những gì mình chưa nắm vững. Mình luôn cảm nhận được tình người, tình thầy trò ở môi trường này. Đó là điều mình luôn nhớ mãi cho dù sau này mình có học hay làm việc ở đâu thì hành trang từ MBA Andrews cũng theo mình đến suốt cuộc đời”.

Chi phí học tập của MBA khá đa dạng, tùy thuộc vào từng mô hình chương trình và vùng địa lý. Một số chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh phổ thông do các trường đại học Việt Nam đào tạo có giá khoảng 2500-3500 USD. Trong khi một chương trình MBA tương đối rẻ của Mỹ như MBA Andrews cũng lên tới 35.000 USD tại học tại Mỹ (và 10.800 USD khi đào tạo tại Việt Nam)…

Về tỷ lệ tốt nghiệp, mặc dù đầu vào của các chương trình MBA tương đối khắt khe với các vòng phỏng vấn và yêu cầu kinh nghiệm (một số chương trình cấp cao yêu cầu ứng viên của mình phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý), nhưng tỷ lệ hoàn thành chương trình học của MBA lại rất cao (lên tới 90-95~% hàng năm).

Lựa chọn MBA hay CFA?

Lợi thế của CFA so với MBA chính là sự thiết kế chương trình học tập trung vào các kiến thức đầu tư, phân tích tài chính như: phân tích đầu tư, chiến lược danh mục và phân bổ tài sản… “Tôi đã đăng ký học MBA trong ngành tài chính. Tuy nhiên đối với những công việc như quản lý quỹ, M&A và chuyên viên nghiên cứu danh mục, CFA có vai trò đặc biệt quan trọng”. Steven Young – CFO tại Lancaster University Management School cho biết.

Tuy nhiên đây cũng lại là điểm thua sút của CFA so với MBA khi xét về mức độ phù hợp để thăng tiến lên vị trí cấp cao hơn. “Nếu bạn muốn dẫn dắt cả một tập thể, bạn cần phải có kiến thức bao quát về kinh doanh và kỹ năng quản lý”. Regina Resnick – giám đốc quản lý ban nghề nghiệp tại Columbia Business School chia sẻ. Đó chính xác là điều mà tấm bằng MBA hướng đến đào tạo.

Nghiên cứu trên 13.000 hồ sơ ứng tuyển tại eFinancialCareers cũng cho thấy 14% giám đốc quản lý tài chính có bằng MBA; trong khi chỉ 10% có bằng CFA. PayScale cũng cho biết thêm rằng những người có bằng MBA trong ngành tài chính kiếm được trung bình là 68.521 USD; trong khi CFA là 65.960 USD

Một lợi thế quan trọng nữa của MBA so với CFA chính là mở ra những mối quan hệ mới. Phần nhiều học viên MBA quay trở lại giảng đường khi đã và đang đảm nhiệm các vị trí quản lý, giám đốc ở nhiều công ty, mảng ngành khác biệt. Trong thời gian học tập 18 tháng cùng nhau, các học viên có thể làm quen, học hỏi và kết nối lẫn nhau. Những người bạn học này có thể là những đối tác, cộng sự tiềm năng trong tương lai của mỗi học viên.

Nếu bạn muốn leo đến đỉnh cao sự nghiệp, bằng MBA có vẻ như sẽ là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ cho bạn. “Sự nghiệp không chỉ là công việc hiện tại, đó còn là những công việc trong tương lai”. Richard – nhân viên RBS chia sẻ.
(tham khảo Businessbecause)

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.