Qua đợt đại dịch covid – 19 vừa rồi đã ảnh hưởng rất to lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản song song đó cũng có nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trở lại. Để có thể đối mặt với mọi thách thức cũng như nắm bắt cơ hội từ thị trường mang lại. Mô hình SWOT sẽ là một công cụ hữu ích để phấn tích doanh nghiệp của bạn. Qua đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Bài viết hôm nay sẽ phân tích cho các bạn hiểu rõ hơn về mô hình SWOT

Mô hình SWOT là gì

Mô hình SWOT là 4 chữ cái viết tắt của các từ Streng (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Trong đó điểm mạnh và điểm yếu sẽ là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Còn cơ hội và thách thức là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Sau khi nắm bắt được các yếu tố bên trong và ngoài thì doanh nghiệp sẽ lập chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Mô hình SWOT là gì

Phân tích từng yếu tố của mô hình SWOT

Mô hình gồm 4 yếu tố chính sau đây:

Phân tích từng yếu tố của mô hình SWOT

Streng (điểm mạnh)

Là một điểm đặc biệt của một doanh nghiệp có ưu thế hơn các đối thủ. Điểm mạnh của doanh nghiệp bắt nguồn từ sản phẩm độc đáo, nhân lực tốt, nguồn tài chính dồi dào, công nghệ,….

Weaknesses (điểm yếu)

Là điểm mà doanh nghiệp làm chưa tốt, thiếu kinh nghiệm một lĩnh vực nào đó. Những phản ánh chưa hài lòng về sản phảm hay một dịch vụ nào đó cũng giúp cho doanh nghiệp biết được điểm yếu của mình.

Opportunities (cơ hội)

Là sự nắm bắt kịp thời các xu hướng trên thị trường. Song song đó cơ hội cũng xuất hiện bằng sự nổ lực doanh nghiệp tập trung phát triển một kế hoạch hoặc ý tưởng độc đáo đem đến sự hài lòng cho khach hàng.

Threats (thách thức)

Là những trở ngại cản bước đà phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy dịch covid vừa rồi là một thách thức to lớn đối với toàn doanh nghiệp. Không những vậy còn là sự cạnh trạnh gay gắt từ các đối thử, những biến động thị trường,…

Ứng dụng công thức SWOT

  • Để có thể áp dụng công thức SWOT hiệu quả cần phải hiểu yêu tố bên trong và ngoai doanh nghiệp.

Ứng dụng cồng thức SWOT

Yếu tố bên trong doah nghiệp

  • Trước khi cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thì doanh nghiệp phải hiểu rõ chính mình nhất. 2 vấn đề cần phải phân tích rõ bên trong doanh nghiệp đó là điểm mạnh và điểm yếu.
  • Khi xác định được điểm mạnh của mình doanh nghiệp cần phải phát huy để áp đảo đối thủ. Lập ra các chiến lược kinh doanh dựa trên điểm mạnh của mình.
  • Bên cạnh đó chúng ta không ngừng tích cực ghi nhận những phản ánh của khách hàng và lập báo cáo hàng tháng, hoàn quý để xem xét doanh nghiệp có những mặt hạn chế nào. Từ đó có thể cơ cấu đổi mới, trau dồi kỹ năng, cải thiện dịch vụ hoặc sản phẩm,… Khắc phục mọi mặt để doanh nghiệp không bị lùi lại so với các đối thủ.

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

  • Trong môi trường kinh doanh luôn có những thách thức và cơ hội.
  • Để tránh những rủi ro khi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường thật kĩ. Khi gặp khó khăn cần phải đề ra các giải pháp kịp thời, thực hiên cơ cấu và xây dụng kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh. Chủ động vượt qua mọi khó khăn.
  • Cơ hội luôn xuất hiện vì thế doanh nghiệp cần phải tập trung để bỏ lỡ những cơ hôi để phát triển. Luôn triển khai các ý tưởng độc đáo nhằm gây ấn tượng với khách hàng. Không ngừng đổi mới và nắm bắt mọi xu hướng trên thị trường. Bằng những sự nổ lực cũng sự thay đổi trên thị trường sẽ tạo ra các cơ hội tốt cho doanh nghiệp. Khi có cơ hội cần phải nắm lấy ngày lập tức, triển khi nhanh chóng để không bị các đối thủ vượt mặt.
  • Bài viết hôm nay đã nêu phân tích và ứng dụng của mô hình SWOT. Hy vọng các bạn có thể áp dụng ma trận SWOT một cách hiệu quả. Cảm ơn các bạn

MÔ HÌNH PESTEL PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP (andrews.edu.vn)

Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng phân tích PESTEL? – Thạc sĩ QTKD Đại học Andrews Hoa Kỳ

4 cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới – Thạc sĩ QTKD Đại học Andrews Hoa Kỳ

LỊCH SỬ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP: CUỘC CÁCH MẠNG LẦN 1 (andrews.edu.vn)

Thạc sĩ QTKD Đại học Andrews Hoa Kỳ phân tích SWOT