Mọi doanh nghiệp đều sẽ gặp phải những yếu tố bên trong và bên ngoài có thể tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực đến nó. Một mặt, một số yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển của công ty; còn ở mặt khác, một số yếu tố lại có thể khiến công ty gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh. Do đó, việc nhận thức được các yếu tố và ảnh hưởng nó mang lại không phải là sự lựa chọn mà là một điều cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp.
Phân tích PESTLE là gì?
Phân tích PESTLE hay “PEST” là một kỹ thuật phân tích hữu ích thường được sử dụng để kiểm tra và xác định các yếu tố môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể có tác động đến vị trí, tiềm năng và hướng đi của công ty bạn ngày hôm nay hoặc trong tương lai năm năm kể từ hôm nay. Trong cả hai trường hợp, việc phát triển một nhận thức rõ ràng về các lực lượng bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng cũng như sự suy giảm của doanh nghiệp.
Phân tích PEST, giống như phân tích SWOT, thường được trình bày dưới dạng lưới bao gồm bốn phần đại diện cho bốn tiêu đề chính (Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ).
Một phân tích PEST tập trung vào 4 yếu tố chính;
P (Political Factors) – Những yếu tố chính trị – Yếu tố chính trị dựa trên tình hình chính trị của đất nước, đặc biệt là về tác động của chính trị đối với nền kinh tế của quốc gia. Ở đây, sự chú ý sẽ được tập trung vào tất cả các chính sách, luật và quy định (chính sách thuế, luật lao động, luật việc làm, luật bảo vệ người tiêu dùng…) mà chính phủ sẽ áp dụng đối với thương mại.
E (Ecomical Factors) – Các yếu tố kinh tế – Trong phần này, ta tập trung vào các yếu tố quyết định kinh tế, chẳng hạn như lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, v.v. của một quốc gia. Những yếu tố này sẽ quyết định hướng đi của nền kinh tế của một quốc gia và cách nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
S (Social Factors) – Những yếu tố xã hội – Xã hội là một lực lượng bên ngoài luôn có tác động đến doanh nghiệp. Nhận thức được các yếu tố xã hội như lối sống cá nhân, văn hóa, phong tục tập quán… sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường cũng như khách hàng của mình.
T (Technological Factors) – Các yếu tố công nghệ – Công nghệ luôn thay đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng và không doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu không có nó. Việc theo dõi chặt chẽ tất cả các yếu tố công nghệ như cải tiến mới, tự động hóa, hoạt động R&D, v.v. sẽ giúp một doanh nghiệp trở nên hiểu biết về công nghệ và đi trước các đối thủ cạnh tranh của họ.
PESTLE là phiên bản phức tạp hơn của PEST khi thêm vào hai yếu tố:
L (Legal Factors) – Những yếu tố pháp lý – Các doanh nghiệp luôn bị ảnh hưởng những thay đổi về luật pháp của một quốc gia. Vậy nên, nếu một doanh nghiệp có đủ hiểu biết trước về luật pháp, thì doanh nghiệp đó sẽ có thể chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với bất kỳ thay đổi nào xảy ra.
E – (Environmental Factors) – Các yếu tố môi trường – Những yếu tố môi trường như thời tiết, vị trí địa lý, khí hậu… sẽ ảnh hưởng đến ngành nghề, nhu cầu của người tiêu dùng hay thậm chí là sự phát triển của sản phẩm trong một số ngành.
Doanh nghiệp có thể nhận được lợi ích gì từ phân tích PESTLE?
Dù là đang ở quy mô nào, mọi doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên, dù ít hay nhiều.
Những gì phân tích PESTLE làm là buộc ta phải liệt kê các yếu tố này và tập trung chúng lại. Và khi bạn có thể nhìn thấy trực quan tất cả các yếu tố trong một bản phân tích chung, việc xác định các đặc điểm và mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Ngoài ra, ta có thể không biết hoặc chưa có kiến thức đầy đủ về tất cả các yếu tố. Ví dụ, việc xây dựng những hiểu biết về nhiều điều luật phức tạp liên quan đến thuế không phải là điều đơn giản với chủ doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người chủ doanh nghiệp có thể mời một chuyên gia pháp lý để tối ưu hóa phần pháp lý của bản phân tích PESTLE.
Một số yếu tố cũng dễ bị thay đổi. Bằng cách duy trì một tài liệu phân tích PESTLE và liên tục cập nhật nó, bạn có thể nhận thức được những thay đổi này và tận dụng các cơ hội phát sinh từ những thay đổi này.
Các chuyên gia khuyên rằng nên sửa đổi phân tích PESTLE hàng tháng hoặc ít nhất hàng quý để có thể xác định những thay đổi này. Sau khi đã xây dựng được tài liệu nền tảng ban đầu, việc sửa đổi sẽ không mất nhiều thời gian và những cơ hội mà nhà lãnh đạo nhìn thấy từ chúng có thể sẽ tạo ra một sự thúc đẩy lớn cho doanh nghiệp.
Cách mà phân tích PESTLE hữu ích trong việc thực hiện phân tích SWOT?
Trong khi phân tích SWOT đánh giá cả các yếu tố bên ngoài và bên trong có thể có ảnh hưởng đến tổ chức, thì phân tích PESTLE chỉ đánh giá các yếu tố bên ngoài.
Phân tích SWOT, có xu hướng đánh giá một doanh nghiệp hoặc một đề xuất dựa trên Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ của tổ chức. Nó cực kỳ hữu ích cho một doanh nghiệp trong việc đưa ra và tạo dựng các chiến lược kinh doanh mới, đặc biệt là bằng cách phát huy thế mạnh và tận dụng cơ hội đồng thời giảm thiểu hạn chế từ điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa.
Còn phân tích PESTLE giúp doanh nghiệp xác định và hiểu được những thay đổi của xu hướng (các yếu tố bên ngoài) trên thị trường và ngành mà doanh nghiệp kinh doanh. Bởi vậy, thực hiện phân tích PESTLE trước khi phân tích SWOT sẽ rất hữu ích.
Phân tích các yếu tố PESTLE sẽ giúp ta xác định và tìm ra các yếu tố SWOT của doanh nghiệp. Chẳng hạn như liệt kê tất cả các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp và môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp nhà lãnh đạo dễ dàng xác định các cơ hội cùng mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Do đó, phân tích PESTLE có thể một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một bản phân tích SWOT hoàn chỉnh.
Phân tích PESTLE là một trong những công cụ tốt nhất mà ta có thể sử dụng để hiểu biết toàn diện về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp đang hoạt động. Và bởi nó cũng có thể được kết hợp với phân tích SWOT, cả hai phân tích cùng nhau sẽ giúp nhà lãnh đạo có được bức tranh toàn cảnh về tình hình, tiềm năng và hướng đi tương lai của doanh nghiệp.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.