Ngành Nhân sự (Human Resource) đang ngày một trở thành xu hướng nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn giản thích làm việc với con người, muốn phát triển tiềm năng trong họ thì bạn nên xem xét làm việc tại bộ phận điều hành hoặc quản lý chung, chứ không nên là phòng nhân sự. Bởi vì, theo Brian Walker, Chief Human Resources Officer của công ty Global HR Executive từng chia sẻ, “Tôi đã rất bất ngờ khi nhận ra làm nhân sự khó tới nhường nào, thiết kế máy bay sao cho nó đừng rơi còn dễ hơn là quản lý nhân sự”.
Vậy làm thế nào để biết “mẫu số chung” của sự lựa chọn của các nhà tuyển dụng nhân sự là gì? Các yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự là gì? Hãy cùng MBA Andrews tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1.Nên hiểu về ngành nhân sự như thế nào?
Ngành nhân sự (HR) được chia thành 2 mảng chính: quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực.
Quản trị nhân sự là làm các công việc liên quan tới quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động. Trong khi đó, Quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược lâu dài hơn, như phát hiện và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên
Ngoài ra, ngành nhân sự còn gồm các nghề khác như: Săn đầu người (Headhunter) – tiếp cận và thuyết phục nhân sự được khách hàng chỉ định về làm việc cho công ty khách hàng; Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên; Tư vấn quảng cáo tuyển dụng; Tư vấn chiến lược nhân sự;…
Người làm HR cần nhìn nhận bản thân là những người làm kinh doanh chuyên về mảng nhân sự, thay vì là những người làm nhân sự cố vấn cho hoạt động kinh doanh. Họ cần hiểu được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng sử dụng ngôn ngữ kinh doanh nhằm đánh giá được những ảnh hưởng của các mục tiêu kinh doanh.
2.Những yếu tố cần thiết để trở thành một chuyên viên nhân sự thành công
* Yêu thích làm việc với con người
Ngay từ tên ngành: “Nhân sự” đã cho ta biết, đây là ngành chuyên sâu về con người, đòi hỏi người trong ngành phải khéo léo và có khả năng giao tiếp tốt để phục vụ cho mục đích tuyển dụng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.
* Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt
Tính chất của ngành nhân sự là luôn phải làm việc trực tiếp với con người. Vì thế, sẽ không tránh khỏi những tình huống khó xử trong công việc. Điều này yêu cầu mỗi chuyên viên nhân sự đều phải linh hoạt, khéo léo trong khâu xử lý tình huống, để có thể dàn xếp ổn thoả mọi mâu thuẫn và làm hài lòng đôi bên.
* Cân bằng là yếu tố quan trọng
Khi làm trong ngành nhân sự phải luôn cân nhắc để cân bằng hài hòa giữa lợi ích người sử dụng lao động và người lao động, đây là công việc hàng ngày mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để làm được việc này đòi hỏi phải có sự khéo léo, kiên nhẫn để đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề hiệu quả.
Bạn sẽ thường xuyên nghe phàn nàn về các chính sách lương bổng, phúc lợi dù cho đó là tổ chức lớn hay nhỏ, mức lương trung bình hay thậm chí cao hơn mặt bằng chung. Đồng thời, liên tục gặp các vấn đề như nhân viên nghỉ việc, đình công hoặc năng suất lao động kém phải liên tục tổ chức tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng các ứng viên phù hợp là những thách thức cho người làm nhân sự.
* Sự đồng cảm chính là chìa khóa
“Tôi luôn tin rằng điều mà một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự thực sự cần không phải là “nice”, mà phải là sự đồng cảm. Đó là cách mà bạn thấu hiểu và chia sẻ cảm nhận với mọi người. Chúng tôi phải làm việc này, thỉnh thoảng rất khó khăn, nhưng đó lại là điều mà công ty cần để vận hàng trơn tru. Làm việc với sự đồng cảm, và làm cho những nhà lãnh đạo khác cũng có được sự đồng cảm đó, thực sự đã làm nên sự khác biệt. Giống như một nhiệm vụ của phòng nhân sự, chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận thông tin dù tốt dù xấu và phản hồi lại, hoặc giúp cho người lãnh đạo khác đưa ra phản hồi hợp lý. Đây luôn là cách tốt nhất để tạo nên sự đồng cảm” – đây cũng là những chia sẻ rất chân thành từ ông Brian Walker, Chief Human Resources Officer của công ty Global HR Executive.
* Kiến thức chuyên sâu đa lĩnh vực
Có thể đối với các ngành nghề khác, bạn chỉ cần đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ. Nhưng đối với ngành nhân sự, việc hiểu biết về tất cả những kiến thức xoay quanh công việc và đời sống lại giúp bạn có được điểm cộng cực lớn đối với nhà tuyển dụng. Các kiến thức về các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, luật, tài chính, marketing,… là vô cùng cần thiết đối với những người làm ngành này.
3.Trau dồi kiến thức nhân sự từ khóa học MBA Andrews đẳng cấp
Khi tham gia chương trình MBA Andrews, bên cạnh các kiến thức nền tảng về kinh tế học và quản trị kinh doanh, học viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về quản trị nguồn nhân lực ngay trong môn học Management of Human Resources (Quản trị nguồn nhân lực) – một trong 11 môn học chuyên ngành các nhà quản trị cần nắm vững. Học viên hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng thu được từ môn học vào môi trường quản lý và làm việc thực tiễn của chính mình ngay trong quá trình học tập.
Điểm mạnh của MBA Andrews chính là đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, là các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu đến từ trong và ngoài nước. Thời gian học tinh gọn duy nhất vào cuối tuần, chính sách bảo lưu và lịch học linh hoạt phù hợp cho học viên đi làm có thời gian biểu bận rộn, thường xuyên đi công tác đột xuất vẫn có thể tham gia học tập hiệu quả.
Trên đây là những yếu tố cần thiết để trở thành chuyên viên trong ngành nhân sự. Nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy ghi chú lại những điều thực sự cần thiết để thành công và chắc chắn rằng bạn đang theo đuổi sự nghiệp này với những lý do đúng đắn.
Và đừng quên trau dồi kiến thức và phát triển bản thân qua việc đọc sách và thử thách chính mình ở các bậc học cao hơn.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.