Tạp chí Forbes công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2019. Và đại diện duy nhất của Việt Nam, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo lần thứ 3 liên tiếp có tên trong danh sách này.
Ngày 13/12/2019, Tạp chí Forbes công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2019. Các phụ nữ có tên trong danh sách đến từ các lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, truyền thông, chính trị, các nhà hoạt động xã hội, từ thiện/tổ chức phi chính phủ và công nghệ.
Bảng xếp hạng thường niên của Forbes dựa trên các tiêu chí về: tài sản, sự nổi tiếng trên truyền thông, phạm vi ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng trong và ngoài lĩnh vực của mình, tầm ảnh hưởng quốc tế. Đứng đầu danh sách năm nay là những gương mặt nổi tiếng như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde; Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, vợ tỷ phú Bill Gates – bà Melinda Gates.
Điều đáng chú ý là đây là năm thứ 3 liên tiếp, đại diện duy nhất của Việt Nam, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục có tên trong danh sách này. Theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 13/12/2019, tổng tài sản của CEO Vietjet đạt 2,7 tỷ USD, là tỷ phú nữ duy nhất của Việt Nam trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes. Nữ tỷ phú đứng đầu tập đoàn đầu tư đa ngành Sovico, ngân hàng HDBank và những bất động sản đắt giá.
Hãng hàng không Vietjet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang dẫn đầu thị trường bay nội địa. Mục tiêu của Vietjet hiện tại là vươn ra khu vực khi hãng này mở rộng không ngừng các đường bay quốc tế tới các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc)…
Nhắc tới nữ tướng Vietjet, những cán bộ dưới quyền đều tỏ lòng thần tượng và khâm phục sức làm việc phi thường của bà. Với người phụ nữ này, một ngày làm việc bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc 2 giờ sáng hôm sau là chuyện hết sức bình thường.
Tiểu sử đáng khâm phục của bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Theo dõi tiểu sử bà Nguyễn Thị Phương Thảo, có thể thấy ngay từ tuổi thiếu niên, bà đã thể hiện óc kinh doanh và khát vọng làm giàu thiên bẩm. Là người Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà đã theo học tài chính ở Liên Xô với thành tích học tập xuất sắc và bắt đầu bước chân vào thương trường khi mới là sinh viên năm 2. Khi ấy, chỉ với vốn liếng là sự lao động chăm chỉ và chữ tín, CEO Vietjet đã tập tành kinh doanh đủ thứ từ nông sản, đồng hồ, băng đĩa đến máy fax, máy tính, hàng điện tử từ Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản sang Đông Âu. Thời gian này, bà cũng đưa được nhiều mặt hàng cần thiết và khan hiếm như thiết bị, sắt thép, phân bón,… về Việt Nam. Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực.”
CEO Vietjet Air – Người phụ nữ quyền lực làm thay đổi thị trường hàng không Việt
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư vào trong nước khá sớm. Sau khi trở về Việt Nam, bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và sau đó VIB, 2 trong số ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó, nữ tỷ phú còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, sau đó là lĩnh vực hàng không với vị trí Tổng giám đốc Vietjet Air như hiện nay.
Điểm đặc biệt trong tư duy kinh doanh của bà Thảo đó là bà không có hứng thú “làm chuyện cò con”. Hơn nữa, bà “lớn lên trong điều kiện chưa bao giờ thiếu thốn về vật chất nên kiếm tiền chưa bao giờ là mục tiêu” của bà.
Với việc thực hiện “giấc mơ bay”, nữ tỷ phú từng chia sẻ: “Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có những quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình.”
Để xây dựng Vietjet Air tăng trưởng thần tốc như hiện tại, bà Thảo gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Bà còn phải đứng trước áp lực canh tranh với các ông lớn trên thị trường như Vietnam Airline và con mắt hoài nghi của thị trường.
Muốn có được giấy phép đầu tư vào Vietjet năm 2007, bà Thảo đã phải mất tới 10 năm để nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air hay AirAsia. Nhưng khi bắt tay vào hoạt động thì lại gặp giá dầu lúc đó tăng cao, buộc kế hoạch phải hoãn lại. Đến năm 2010, Vietjet Air nhận được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng lại gặp vướng mắc khiến việc liên doanh không thành.
Không từ bỏ giấc mơ của mình, bà đã tự mở hãng hàng không tư nhân mang tên Vietjet Air, định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ với mục tiêu trở thành một Emirate của châu Á. Dưới bàn tay lãnh đạo tài tình của bà, Vietjet đã tăng trưởng thần tốc. Chỉ trong giai đoạn 2014-2016, hãng bay này đã chiếm 29% thị phần. Thành tích đáng ngưỡng mộ này chính là kết quả của sự tăng trưởng vượt trội của ngành GTVT và động lực từ kết quả kinh doanh của đối thủ Vietnam Airlines.
Ngày 23/5/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không Vietjet đã ký thỏa thuận mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD. Tính đến năm 2019, Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, ghi nhận lãi kinh doanh ngay từ năm thứ 2 cất cánh.
Các giải thưởng danh giá bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã đạt được
Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo hai giải thưởng danh giá Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam.
Đến tháng 12/2018,Forbes chính thức vinh danh nữ doanh nhân Vietjet Air trong danh sách “100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới”. Bà xếp thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm 2017.
Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu năm 2018, bên cạnh những nhân vật có tiếng tăm như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi,…
Đối mặt với thời buổi kinh tế có nhiều xáo trộn, nữ tướng Vietjet khẳng định không hề sợ hãi mà còn nhìn đó như là cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân khi thị trường được sắp xếp lại: “Vietjet đã trải qua rất nhiều thời điểm còn khó khăn hơn hiện tại, vậy mà chúng tôi vẫn sống sót, nên không việc gì phải sợ”. Chúc bà Thảo luôn mạnh khỏe và luôn vững tay lái đưa Vietjet bay cao trong lĩnh vực hàng không!
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.