Nhân lực là yếu tố nền tảng tạo nên sư thành bại của doanh nghiệp. Do đó, để có chiến lược quản trị nhân lực hiệu quả, trước hết ta cần hiểu rõ nhân lực là gì và vai trò của nhân lực. Cùng bài viết sau làm rõ những vấn đề này
1. Nhân lực là gì?
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa “nhân lực là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. “Vốn con người” đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với “nguồn nhân lực”, mặc dù vốn con người thường đề cập đến hiệu ứng hẹp hơn (nghĩa là kiến thức mà các cá nhân thể hiện và tăng trưởng kinh tế). Tương tự, các thuật ngữ khác đôi khi được sử dụng bao gồm nhân lực, tài năng, lao động, nhân sự hoặc đơn giản là con người”.
Hay nói cách khác, nhân lực chính là sức lực trong mỗi người để con người có thể hoạt động. Sức lực đó ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của cơ thể con người. Đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động được gọi là con người có sức lao động.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và văn hóa cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân sự tốt chẳng khác nào đôi bàn tay được nối dài.
2. Vai trò của nhân lực
Trong doanh nghiệp, vai trò nhân lực thể hiện ở:
- Nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nhân lực đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo trong doanh nghiệp. Bởi, chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó…
Mặc dù trang thiết bị, tài sản, tài chính là những nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp đều cần phải có. Nhưng trong đó, tài nguyên nhân lực lại đặc biệt quan trọng. Không có nhân lực làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp đó không thể nào đạt tới mục tiêu và sự phát triển bền vững lâu dài.
- Nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược
Trong điều kiện xã hội chuyển sang nền kinh tế tri thức, các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang dần giảm đi vai trò. Nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
Bởi vì, nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người sẽ tạo nên được những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp.
- Nhân lực là nguồn lực vô tận
Xã hội ngày một đổi mới, tiến lên không ngừng, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, từ đó giúp thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Đến một ngày nào đó robot sẽ thống trị mọi thứ và các doanh nghiệp không còn sử dụng nhiều đến nguồn nhân lực nữa. Nhưng yếu tố con người vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh sản xuất. Vì đây là nguồn tài nguyên vô giá và vô cùng sáng tạo mà không có một loại cỗ máy nào có thể thay thế được.
3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiệu quả
Để phát triển ổn định nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần có những chiến lược quản trị nhân sự phù hợp. Cụ thể là:
- Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực
Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu và những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chiến lược phát triển thích hợp.
Từ việc xác định đúng thực trạng nguồn nhân lực, doanh nghiệp sẽ đưa ra những sắp xếp, bố trí công việc phù hợp. Đồng thời giúp doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có để đáp ứng yêu cầu ngày cao của xã hội.
Nhà quản trị có thể dựa trên các yếu tố như: số lượng nhân lực, cơ cấu, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng làm việc, khả năng tiếp thu công nghệ cao,…để có những đánh giá nhân sự chính xác.
- Phát triển chất lượng nguồn lao động
Chất lượng nhân sự thể hiện ở trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ,… Hoạt động đào tạo hàng tháng sẽ giúp người lao động rèn luyện các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để họ có thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả hơn.
Quá trình đào tạo này sẽ hỗ trợ người lao động nắm vững những kiến thức công việc của mình. Đồng thời nâng cao trình độ và thái độ làm việc của họ.
Bên cạnh đó, các hoạt động giảng dạy, học tập cũng giúp người lao động nắm vững các kiến thức bên ngoài để phục vụ tốt hơn cho công việc nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự đa dạng và toàn diện.
- Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty. Bên cạnh đó, hãy tạo ra môi trường làm việc năng động, tích cực, thân thiện giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Nhà quản trị doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động, hứng khởi trong công việc cho nhân viên.
Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ được hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng được phát triển. Hãy tận dụng tối đa nguồn lao động có sẵn cho công cuộc phát triển của doanh nghiệp.
- Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài
Doanh nghiệp sở hữu nhân tài trong đội ngũ nhân sự sẽ như nắm trong tay những chiếc “chìa khóa vàng”. Chương trình “trải thảm đỏ đón nhân tài” là một trong những hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về làm việc.
Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thu hút nhân tài. Bên cạnh đó, hãy sàng lọc kỹ càng nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, nhiệt tình và sáng tạo, tâm huyết với công việc và có định hướng gắn bó lâu dài.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.