Phỏng vấn là bước cuối cùng trong quy trình xét tuyển của một chương trình MBA. Ở bước này, nhiệm vụ của các ứng viên là phải đối đáp một cách thuyết phục với ban tuyển sinh và chứng minh rằng mình là người phù hợp với chương trình MBA này.
Để chuẩn bị tốt hơn cho vòng phỏng vấn, hãy cùng Andrews The Power MBA điểm qua một số câu hỏi thường gặp và một vài mẹo nhỏ trong bài viết dưới đây.
Những câu hỏi chung
- Điều gì khiến bạn muốn theo đuổi bằng MBA?
- Tại sao bạn lại lựa chọn nộp đơn vào chương trình của chúng tôi?
- Bạn mong muốn nhận được điều gì từ tấm bằng MBA
- Ba từ mà người khác sẽ dùng để mô tả bạn là gì?
- Bạn có đồng ý rằng việc phá vỡ các quy tắc đôi khi là cần thiết không?
- Cho đến nay trải nghiệm học tập bổ ích nhất của bạn là gì?
- Mô tả một người thầy đã tạo ra trải nghiệm học tập tốt nhất cho bạn.
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?
- Đưa ra một ví dụ về cách bạn áp dụng kiến thức từ việc học tập vào tình huống thực tế.
- Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Những câu hỏi trọng tâm
Những câu hỏi này nhằm giúp ban tuyển sinh tìm hiểu thêm về thành tích, mục tiêu của ứng viên và cách mà ứng viên dự định sử dụng MBA cho định hướng nghề nghiệp của mình.
- Bạn tự hào nhất về điều gì trong sơ yếu lý lịch của mình?
- Bạn sẽ thực hiện những thay đổi nào tại nơi làm việc nếu có thể?
- Bạn dự định sử dụng bằng MBA để phát triển sự nghiệp của mình như thế nào?
- Nếu bạn là một người có định hướng chuyển đổi nghề nghiệp: Tại sao bạn lại bắt đầu sự nghiệp của mình ở X và chương trình của chúng tôi có thể giúp bạn đến Y bằng cách nào?
Những câu hỏi tình huống
Các câu hỏi tình huống có thể giúp người phỏng vấn hiểu được khả năng giải quyết vấn đề và sự từng trải của các ứng viên:
Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian khi bạn:
- Phải đưa ra một quyết định quan trọng với các yếu tố hạn chế.
- Bị buộc phải đưa ra một quyết định không làm mất lòng mọi người.
- Có một người quản lý quản lý kém.
- Phải đối mặt với một tình huống khó xử về mặt đạo đức.
- Thành công thuyết phục các thành viên trong nhóm làm mọi việc theo cách của bạn.
- Khi bạn là một nhà lãnh đạo.
- Đặt kỳ vọng của bạn quá cao (hoặc quá thấp)
- Chấp nhận một ý kiến trái chiều.
- Vượt qua một trở ngại lớn.
Cách để chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn tình huống
Tập trung vào điều tích cực. Nhớ lại các tình huống gần đây khi những hành động của bạn đem đến kết quả thuận lợi. Những tình huống này liên quan đến: học tập, kinh nghiệm làm việc, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, sáng kiến, lập kế hoạch, dịch vụ khách hàng…
Mỗi câu chuyện luôn có đầy đủ phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Hãy mô tả các tình huống với đủ ba phần: nhiệm vụ đang thực hiện, hành động của bạn và kết quả.
Hãy trung thực. Đừng thêu dệt hoặc bỏ sót những phần quan trọng trong câu chuyện hay câu trả lời của bạn.
Hãy cụ thể. Đừng khái quát. Hãy đưa ra nhưng dữ liệu chi tiết về các sự kiện hoặc ví dụ cốt lõi.
Đa dạng hóa các ví dụ. Đừng chỉ lấy tất cả các ví dụ từ một lĩnh vực trong cuộc sống của bạn.
Chuẩn bị cho các câu hỏi. Tiến hành nghiên cứu các thông tin cần thiết trước khi tham gia phỏng vấn và chuẩn bị các câu hỏi cụ thể cho từng trường mà bạn đăng ký tham gia chương trình MBA.
Sử dụng phương pháp STAR. Phương pháp STAR là một kỹ thuật trả lời phỏng vấn có trình tự nhằm giúp bạn trả lời các câu hỏi dựa trên hành vi một cách hiệu quả. Phương pháp trả lời này hoạt động khi bạn được hỏi về những hành động mà bạn đã thực hiện trong các tình huống trong quá khứ. Kỹ thuật này bao gồm các bước:
- Tình huống (Situation): Giải thích bối cảnh của tình huống bạn đã trải qua hoặc thử thách mà bạn đã từng đối mặt. Không nên mô tả khái quát, hay đảm bảo bao gồm đầy đủ chi tiết và càng cụ thể càng tốt.
- Nhiệm vụ (Task): Mô tả vai trò hoặc trách nhiệm của bạn trong tình huống này. Mục tiêu mà bạn hướng tới là gì?
- Hành động (Action): Giải thích những hành động mà bạn đã thực hiện để quản lý tình huống hoặc vượt qua thử thách. Đảm bảo tập trung vào bạn, các bước cụ thể mà bạn đã thực hiện cũng như đóng góp cụ thể của bạn.
- Kết quả (Result): Mô tả kết quả đạt được do hành động của bạn và đừng ngại ghi công cho bản thân. Sự kiện đã kết thúc như thế nào? Bạn đã đạt được những gì? Bạn đã học được gì? Hãy trả lời với kết quả tích cực.
*Chú ý: Đảm bảo rằng bạn đã làm đầy đủ tất cả các phần của phương pháp STAR. Luôn luôn cụ thể nhất có thể, không lạc chủ đề hoặc nhồi nhét quá nhiều thông tin. Phần Kết quả của phương pháp STAR thường bị quên. Hãy chắc chắn rằng mình không bỏ sót điều này.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.