Trong lĩnh vực kinh doanh việc tạo lập mô hình kinh doanh là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Bài viết sau đây, MBA Andrews sẽ đưa cùng người đọc tìm hiểu mô hình kinh doanh là gì, các bước để tạo lập một mô hình kinh doanh chuẩn cũng như một số ví dụ về mô hình kinh doanh…
Khái niệm mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh có thể được coi là một trong những khái niệm trừu tượng, thuộc phạm vi liên quan tới tổ chức, doanh nghiệp và cả một cá nhân. Mô hình có nhiệm vụ hỗ trợ khả năng tồn tại của sản phẩm hoặc công ty và thể hiện các mục đích, mục tiêu của tổ chức cũng như kế hoạch để thực hiện được chúng.
Một mô hình kinh doanh thường cần phải trả lời các câu hỏi: khách hàng của doanh nghiệp là ai, các giá trị bạn có thể tạo ra cho khách hàng và cách phân bổ nguồn lực, chi phí tốt nhất để thực hiện được điều đó.
Như vậy thông thường một bản mô hình kinh doanh chuẩn sẽ gồm 2 phần. Phần đầu thông thường đề cập tới các thành tố liên quan tới sản phẩm, dịch vụ như thiết kế, sản xuất sản phẩm. Phần sau để cập đến cách vận hành việc bán hàng, phân phối, tìm đúng khách hàng mục tiêu… và đem tới những giá trị cao nhất cho khách hàng.
7 bước tạo lập mô hình kinh doanh hiệu quả
Việc tạo lập mô hình kinh doanh thành công kết hợp với các chiến lược marketing và kinh doanh chính là chìa khóa cho các doanh nghiệp bước tới đỉnh cao trong kinh doanh. Vậy làm thế nào để tạo lập được một mô hình kinh doanh chuẩn, dưới đây là 7 bước gợi ý cho bạn.
1. Xác định sự phù hợp giữa các yếu tố: nhu cầu khách hàng mục tiêu – mục tiêu của doanh nghiệp
Đây có thể coi là bước đầu tiền và vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu là ai. Sau đó tiến hành việc lên kế hoạch để xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu rõ nét nhất, bao gồm các đặc điểm về sở thích, thói quen mua sắm, tiêu dùng.
Giữa hai thành tố là nhu cầu khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp luôn cần có sự phù hợp. Đôi khi mục tiêu của doanh nghiệp chính là việc làm hài lòng khách hàng của mình và họ coi tất cả những gì đem đến lợi ích, sự thỏa mãn và giá trị cho khách hàng chính là mục tiêu của họ.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp quá chú trọng vào lợi ích của mình như muốn nhanh chóng có lợi nhuận cao mà đặt mức giá bán cao cho sản phẩm, dịch vụ thì đã làm mất đi một lượng khách hàng không sẵn sàng chi trả với mức giá đó, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang không có sự tương xứng giữa mục tiêu của mình và nhu cầu khách hàng.
2. Giải quyết nhu cầu của khách hàng
Ở bước một doanh nghiệp đã biết sự phù hợp trong việc đặt mục tiêu gắn với nhu cầu và lợi ích của khách hàng thì ở bước 2 này, cần xác định các sản phẩm, dịch vụ nào của công ty sẽ giải quyết nhu cầu cho khách hàng một cách tốt nhất để họ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn.
Do đó, trước khi thực hiện chiến dịch tung sản phẩm ra ngoài thị trường, công ty cần thực hiện các chiến dịch thử nghiệm trên một nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu để nhận lại các phản hồi và đánh giá từ họ.
Ví dụ như công ty bạn đang có một sản phẩm được lòng khách hàng nhưng là phân khúc dành cho khách hàng cao cấp, bạn không muốn bỏ lỡ phân khúc bình dân nên chiến lược về một sản phẩm mới sắp được tung ra để thỏa mãn họ bằng việc đặt giá thấp hơn.
Trước khi tung ra thị trường bạn nên thực hiện các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm trên khách hàng phân khúc bình dân của công ty mình, liệu sản phẩm mới này với mức giá như vậy có thực sự phù hợp không, khách hàng có hài lòng với chất lượng sản phẩm. Hãy để người tiêu dùng được trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ đó.
3. Đa dạng hóa các kênh phân phối
Các kênh kinh doanh hay còn được hiểu là kênh phân phối sản phẩm của công ty, là nơi khách hàng mục tiêu tiếp xúc với sản phẩm, thương hiệu của công ty. Đây cũng chính là nơi đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Hiện nay có hai kênh kinh doanh chính, bao gồm: Kênh hiện đại như các siêu thị, kênh bán hàng online; kênh truyền thống như các cửa hàng bán lẻ, các điểm bán hộ gia đình… Doanh nghiệp cần nghiên cứu để tìm hiểu về các lợi ích và điểm hạn chế của mỗi loại kênh cũng như khả năng tiếp xúc với khách hàng mục tiêu để lựa chọn loại kênh cho phù hợp.
4. Lời khuyên từ các chuyên gia
Có thể việc tạo lập mô hình kinh doanh đôi khi sẽ trở nên vô cùng khó khăn khi mắc phải một vài vấn đề khó kiểm soát. Vậy giải pháp là hãy nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia.
Doanh nghiệp có thể nhờ họ tư vấn cho về chiến lược liên quan tới kênh phân phối, chiến lược marketing và lựa chọn gương mặt đại diện thương hiệu phù hợp… Những định hướng từ các chuyên gia sẽ góp phần làm cho việc tạo lập mô hình kinh doanh trở nên đúng hướng và dễ thực hiện hơn.
5. Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế
Lập kế hoạch kinh doanh không còn là công việc quá xa lạ với bất kỳ doanh nhân nào. Thông qua một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn, doanh nghiệp sẽ kiểm tra và xem xét được việc phân bổ nguồn lực, chi phí, các phương án dự trù cũng như đo lường và dễ dàng hơn trong việc thực hiện khâu đánh giá.
Thử nghiệm thực tế giúp cho công ty tránh đi các rủi ro không đáng có. Doanh nghiệp có thể bắt đầu việc thử nghiệm bằng cách lựa chọn một nhóm nhỏ và dễ thực hiện đánh giá trong nhóm khách hàng mục tiêu lớn của mình. Hãy liên tục quan sát, phân tích đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp giữa bản kế hoạch và thực tế.
6. Luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng
Suy cho cùng các sản phẩm, dịch vụ của là để phục vụ khách hàng và càng làm hài lòng họ bao nhiêu thì lợi nhuận thu lại được càng trở nên lớn hơn. Do đó có thể nói, sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy chẳng có lý do gì để các doanh nghiệp không quan tâm ý kiến từ khách hàng.
Đó là lý do vì sao ngày nay các công ty đều có một bộ phận riêng gọi là bộ phận chăm sóc khách hàng để ngoài việc cung cấp và hướng dẫn các thông tin về sản phẩm thì còn lắng nghe và nhận lại các phản hồi từ khách hàng để không ngừng làm gia tăng sự hài lòng và giá trị của doanh nghiệp. Đây được coi là một trong những hướng đi đúng đắn trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.
7. Tham gia vào các hiệp hội trong lĩnh vực hoạt động
Có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn khi gia nhập vào hiệp hội các doanh nghiệp thuộc cấp quốc gia thậm chí mang tầm cỡ quốc tế. Điều đó sẽ giúp khách hàng có độ tin cậy cao hơn với công ty của bạn và với cả sản phẩm bạn đang kinh doanh.
Họ có xu hướng tin tưởng hơn vào hình kinh doanh công ty đang vận hành. Vậy nên hãy chú ý tới chi tiết này trong việc tạo lập mô hình kinh doanh cho tổ chức .
Các ví dụ của mô hình kinh doanh
Kinh doanh là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu đời, các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lợi và có nguồn thu nhập nuôi sống chính bản thân con người. Dưới đây là một số ví dụ điển hình của mô hình kinh doanh
1. Mô hình bán hàng trực tiếp
Mô hình kinh doanh này cho phép hoạt động tiếp thị và bán hàng được diễn ra trực tiếp tới khách hàng của mình, thay vì thông qua các trung gian phân phối như cửa hàng… Chúng ta có thể thấy các nhân viên đi gõ cửa từng nhà để chào hàng và mời mua sản phẩm của họ. Đây chính là ví dụ điển hình nhất cho mô hình này.
2. Mô hình gia tăng đại lý bán lẻ
Các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn thêm một số doanh nghiệp khác bán và cung cấp sản phẩm của mình dưới dạng sản phẩm đi kèm với sản phẩm gốc của họ.
3. Nhượng quyền thương mại
Mô hình kinh doanh vô cùng phổ biến ngày nay. Đây là việc một công ty trao quyền cho công ty khác cung cấp sản phẩm của mình, các điều khoản sẽ được bảo đảm bởi một hợp đồng. Bạn cần phải chi trả một khoản phí để được nhận nhượng quyền.
Xây dựng mô hình kinh doanh là cách thức tổ chức tạo lập, phân phối và nắm bắt giá trị để có sự phù hợp giữa mục tiêu và cách thức vận hành để đạt được chúng. Mỗi ngành nghề kinh doanh hiện nay sẽ có những đặc trưng riêng để doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp. Mô hình đáp ứng được đầy đủ các yếu tố từ thị trường cho đến nhu cầu của khách hàng mới là thành công và đạt hiệu quả cao.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.