Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các nước Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của đa số các quốc gia trong khu vực này đều chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; loại bỏ dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp; tận dụng tối đa lợi thế ngành của từng vùng lãnh thổ để làm kinh tế. Tuy nhiên thì sự chuyển dịch này ở mỗi quốc gia theo từng thời điểm đều có sự khác nhau.

                             

1991 – 2000: Sự chuyển dịch mạnh mẽ của Indonesia và Thailand

Trong thời kỳ đầu của thập niện 90, khi mà các quốc gia khác trong Đông Nam Á vẫn còn đang trong quá trình chuyển dịch ổn định thì Indonesia bứt lên nhanh chóng ở cuộc đua này.

Chỉ trong 6 năm, tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp của Indonesia giảm tới 13% (từ 54.23% vào năm 1991 giảm tới đỉnh 41.25% vào năm 1997).

Với lợi thế phát triển du lịch của mình, Thailand cũng theo ngay sát phía sau với tỷ lệ giảm hơn 10% (từ 60.84% vào năm 1991 giảm còn 50.47% vào năm 1997).

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu không phải lúc nào cũng thuận lợi. Cùng trong năm 1997, tỷ trọng việc làm nông nghiệp của Indonesia nhanh chóng tăng trở lại 44.58%. Và năm 1998, kinh tế Indonesia đụng đáy bởi quốc gia này đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á sau 32 năm dưới chế độ Suharto. Năm ấy, GDP của Indonesia giảm 13 % và kéo theo những hậu quả vô vùng tai hại.

Thuận lợi hơn Indonesia, Thailand vẫn tiếp tục đà chuyển dịch và tỷ trọng việc làm ngành nông nghiệp của quốc gia này (tính tới năm 2000) đã giảm xuống còn 46,78%.

2000 – 2010: Sự bứt phá của Việt Nam và Cambodia trong quá trình chuyển dịch

Ngoại trừ một số quốc gia có đặc thù riêng biệt, những quốc gia còn lại đều có sự chuyển dịch tỷ trọng việc làm nông nghiệp trong 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Tuy nhiên bứt phá hơn cả là Việt Nam và Cambodia. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu với hơn 70% tỷ trọng việc làm ngành nông nghiệp trong năm 2000, chỉ trong vòng 10 năm, con số này của Cambodia giảm tới 33.22% (từ 73.24% vào năm 2000 giảm còn 40.02% vào năm 2010).

Vời đà giảm ổn định từ những năm 90 sau thời kỳ gỡ bỏ cấm vận và tập trung vào phát triển kinh tế, con số tỷ trọng việc làm ngành nông nghiệp của Việt Nam tiếp tục giảm 12% trong 10 năm này (từ 64.25% vào năm 2000 giảm còn 48.31% vào năm 2010).

Theo sau Việt Nam, Thailand cũng tiếp tục đà phân bổ lại cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng việc làm ngành nông nghiệp trong thời gian này được loại bỏ 8.33% (từ 48.58% vào năm 2000 xuống còn 40.25% 2010).

Sau hơn 10 năm, vật lộn với khủng hoảng và bất ổn trong nước, Indonesia cũng dần hồi phục và có con số chuyển dịch tỷ trọng của ngành nông nghiệp là 5.53% (từ 44.30% trong năm 2000 giảm còn 38.83% trong năm 2010).

Mặc dù có chuyển đổi tương đối đáng kể với con số 10.29% (từ 81.52% trong năm 2000 giảm còn 71.23% trong năm 2010), Lào vẫn là một quốc gia với nền nông nghiệp lạc hậu với tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp lên tới hơn 70%.

2010-2019: Sự chuyển dịch đồng đều của Việt Nam, Campodia, Thailand, Indonesia, Philippines

Mặc cho tình hình u ám về dân số già hóa ở Nhật Bản, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những bất ổn khác trên toàn thế giới, 10 năm vừa qua Đông Nam Á vẫn đi lên và trở thành một khu vực đầy hứa hẹn về tiềm năng kinh tế. Sự chuyển dịch nhanh chóng về tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp đã phần nào thể hiện rõ điều này.

Cùng một xuất phát điểm tương đương nhau ở năm 2010, ThaiLand, Cambodia, Indonesia vẫn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ và cùng dừng ở mức ~30% tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp tại năm 2019.

Với sự trợ giúp không nhỏ từ Mỹ, Philippines vẫn chứng minh mình là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển nhất Đông Nám Á, tỷ lệ việc làm ngành nông nghiệp ở quốc gia tiếp tục được tối ưu với con số 7.92% (từ 32.87% vào năm 2010 giảm còn 24.95% vào năm 2019)

Mặc dù tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp đã khá thấp (13.43% vào năm 2010), Malaysia vẫn tiếp tục giảm còn số này xuống còn 10.96% trong năm 2019. Bên cạnh đó, Brunei – quốc gia giàu có với tài nguyên dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên và Singapore – Đảo quốc giàu có và phát triển nhất Đông Nam Á vẫn tiếp giữ cơ cấu tỷ trọng việc làm nông nghiệp ở mức trên dưới 1%.

Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có sự chuyển dịch tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp cao nhất với con số 9,17% (từ 48.62% năm 2010 giảm còn 39.45% năm 2019). Song song với đà chuyển dịch này là một nền kinh tế chưa từng suy thoái trong hơn 30 năm qua. Đây là những thống kê ấn tượng có thể minh chứng cho sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam trong vài thập kỷ vừa rồi. Tính trung bình, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định với tốc độ hơn 6% mỗi năm.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bước qua hai cuộc chiến tranh trong gần một thế kỷ, Việt Nam đã vươn mình và xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội, từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra tiền đề cho tương lai phát triển dài hạn và bền vững.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.