6 lý do khiến nhân viên rời bỏ công ty
Sau một thời gian làm việc, nhân viên đột ngột xin nghỉ và không muốn gắn bó với công ty nữa ? Bạn đặt ra câu hỏi vì sao họ lại có quyết định như vậy ? Bài viết này, MBA Andrews sẽ đưa ra những lý do phổ biến nhất mà nhân viên thường gặp phải và lựa chọn dừng công việc của mình.
Các lý do này đa dạng khác nhau tùy thuộc vào các văn hoá và cá nhân khác nhau. Mỗi lý do phản ánh một hay nhiều hơn các cảm xúc về các khía cạnh sau đây của các nhân viên : hi vọng, tin tưởng, năng lực, giá trị.
1. Môi trường và công việc không như mong muốn
Ở Mỹ, khoảng 35% bỏ việc sau sáu tháng đầu tiên làm việc. Tại sao con số lại cao như vậy ? Lý do đầu tiên chính là môi trường và công việc không như mong đợi.
Khi tìm hiểu thông tin cũng như trải qua vòng phỏng vấn, hầu hết nhân viên sẽ thấy được rằng môi trường làm việc sắp tới sẽ là môi trường lí tưởng, có thể giúp họ phát huy hết khả năng của mình.
Nhưng trên thực tế thì khác xa, đồng nghiệp không thiện chí khi bạn hợp tác cùng, nhiều công việc không tên xuất hiện khiến bạn áp lực. Chính vì vậy hầu hết các nhân viên sẽ bỏ việc khi sự thật không như mình mong đợi.
2. Vị trí làm việc không phù hợp
Một nhà quản lý giỏi không chỉ ở chuyên môn mà còn ở khả năng sử dụng “con người”. Tuy nhiên, hiện nay có một sự thật đáng buồn là hầu hết những nhà quản lý chưa khiến nhân viên của họ phát huy được hết tài năng của mình .
Sau đây là một số suy nghĩ sai lầm giải đáp tại sao lại xảy ra vấn đề này:
– Các nhà quản lý cho rằng ai cũng có thể làm được các công việc ở mức độ thấp một cách hiệu quả và do đó họ coi thường sự ưu tú cần có để giữ khách hàng quay lại.
– Nhu cầu tuyển dụng quá gấp dẫn đến việc tuyển dụng không đúng người.
– Các nhà quản lý nghĩ rằng các kĩ năng khiến con người phù hợp với công việc quan trọng hơn các năng lực cần có cho công việc.
– Các nhà quản lý nghĩ một cách sai lầm rằng việc đào tạo có thể khiến những người không phù hợp thành những người phù hợp cho công việc.
Các nhà quản lý thông minh tuyển dụng rất nghiêm túc. Nếu như họ chưa tìm thấy người phù hợp với yêu cầu, họ sẽ chờ đợi. Họ biết phân tích năng lực và các nhân tố cá nhân phân biệt giữa một nhân viên xuất sắc và một người bình thường.
Họ cũng có xu hướng thực hiện các cuộc phỏng vấn dựa trên cư xử và phỏng vấn đa cách, nhấn mạnh đến chất lượng tuyển dụng và trên hết là họ quan tâm tới việc xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả và tất nhiên là họ biết chắc chắn là điều này bắt đầu bằng việc tuyển đúng người vào đúng vị trí.
3. Không có nhiều cơ hội phát triển
Bất kể nhân viên nào khi đi làm đều muốn phát triển sự nghiệp của mình, tùy vào năng lực để ở những vị trí cao hơn. Bởi phát triển giúp họ hoàn thiện bản thân, mang lại chỗ đứng trong sự nghiệp và nguồn thu nhập sẽ được tăng lên đáng kể.
Nhưng trong một tập thể, việc cạnh tranh là vô cùng gắt gao. Những cơ hội để phát triển không có, nhiều nhân viên cảm thấy mình bị kiềm chế tài năng và không thể đi lên nếu tiếp tục ở công ty đó.
Khi nhận ra mình không có cơ hội ở môi trường này thì chắc chắn họ sẽ chọn lựa một nơi phù hợp hơn và có nhiều cơ hội hơn.
4. Không được công nhận và đánh giá đúng năng lực
Chắc hẳn đã có đôi ba lần bạn nhận được sự phàn nàn đến từ đồng nghiệp về chế độ lương thưởng. Đồng nghiệp của bạn làm những công việc tương tự như người khác nhưng mức lương lại thấp hơn.
Hay những lúc đạt được hiệu quả cao thì cấp trên lại không thừa nhận mà coi đó như là điều hiển nhiên. Mong muốn được công nhận, khen thưởng và được coi là quan trọng là sự mong muốn sâu sắc nhất của tất cả chúng ta, 60 % nhân viên được hỏi cho biết họ cảm thấy mình bị phớt lờ, bị cho rằng thành quả mà họ đạt được là chuyện bình thường.
Rất nhiều nhà quản lý không dành đủ sự chú ý cho nhân viên của mình biết khi công nhận sự đóng góp của họ và vẫn còn một số khác tin rằng sự công nhận là việc của bên nhân lực chứ không phải của mình.
Đón xem cách giữ chân nhân sự giỏi tại bài viết sau đây: https://andrews.edu.vn/xay-dung-chien-luoc-giu-chan-nhan-tai-cho-doanh-nghiep/
5. Căng thẳng vì làm việc, không thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Dù công việc nào cũng có những áp lực riêng nhưng khi chính thức bước chân vào một vị trí cụ thể bạn nhận ra thực sự rất khó khăn. Bạn phải tăng ca nhiều hơn, làm nhiều việc hơn với khối lượng công việc khổng lồ.
Hơn 40% nhân viên ở Mỹ nói rằng công việc của họ quá căng thẳng, 70% khác cho biết họ không có sự cân bằng cần thiết giữa công việc và cuộc sống cá nhân, đáng chú ý hơn cả là 60% cho biết họ sẵn sàng đánh đổi một khoản thu nhập để đổi lại thời gian dành cho gia đình và bản thân.
6. Sự thiếu tự tin và tin tưởng ở các nhà lãnh đạo thâm niên
Rất nhiều nhân viên trong các công ty nhìn nhận các nhà lãnh đạo lâu năm của mình như những người chỉ quan tâm tới bản thân, có sự tập trung ngắn hạn, hám lợi…
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người khác cho rằng đó là những người đáng tin, biết quan tâm tới nhân viên…
Một trong các nhà lãnh đạo đó là David Neeleman của JetBlue Airlines. Ông thuộc tên 6000 nhân viên của mình, hỏi thăm đời sống của họ, luôn tìm cách cải thiện tinh thần cho các thành viên chuyến bay. Thậm chí ông còn giúp nhân viên lau chùi cabin máy bay..
Do đó các nhà lãnh đạo có thâm niên cần phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch và tầm nhìn vững chắc để thành công – điều khiến các nhân viên noi theo vì không ai muốn làm việc cho một công ty mà không có bất kì kế hoạch kinh doanh nào cả.
Có một đội ngũ nhân viên luôn muốn gắn bó với công ty sẽ là một trong những yếu tố giúp công ty phát triển mạnh mẽ. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải biết phân chia, quản lý, đưa ra kế hoạch phù hợp để nhân viên của mình hoàn thành tốt những gì đã đề ra.
Hơn nữa còn phải xây dựng được môi trường làm việc gần gũi, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý nhân viên để có được những nhân viên giỏi và khiến họ muốn đi cùng mình chặng đường dài phía trước.
Và trong 11 môn chuyên ngành của MBA Andrews, chắc chắn không thể bỏ qua môn “Management of Human Resources” – quản trị nguồn nhân lực.
Quản trị nguồn nhân lực liên quan đến các công việc hoạch định nhân lực, tuyển mộ, chọn lựa, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Nhân lực phải gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp con người vào những vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức để đảm bảo khả năng quản trị, điều hành được doanh nghiệp cả hiện tại lẫn tương lai. Quản trị nhân lực phải được xem xét theo quan điểm hệ thống.
Việc xác định nguồn nhân lực, vấn đề tuyển chọn, sắp xếp đề bạt, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân viên v.v… cần phải được đặt trên cơ sở khoa học, trong mối liên hệ tương quan với nhiều vấn đề và chức năng khác của quản trị.
Chúng được xem xét xuất phát từ các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, từ các chính sách nhân sự, kế hoạch và các điều kiện của môi trường. Quản trị nhân lực là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị.
MBA Andrews sẽ đi sâu vào các môn chuyên ngành để học viên có thể hiểu rõ được cốt lõi của vấn đề và đưa ra chiến lược sử dụng con người, kiến thức phù hợp, từ đó tạo dựng kế hoạch tốt nhất để phát triển doanh nghiệp.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.