“Storytelling” hay còn có thể gọi là hình thức kể chuyện chính là một trong những vũ khí hàng đầu giúp cho thương hiệu của bạn tỏa sáng giữa hàng đống các đối thủ cạnh tranh ngoài kia.

Trong thời hiện đại ngày nay, hầu hết quảng cáo đã được thu gọn vào các hình ảnh, đoạn trích ngắn nhằm cố gắng thu hút và gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhất. Mặc dù phương thức này có thể có hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại sự trung thành lâu dài của khách hàng – mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến trong những nỗ lực tiếp thị của họ.

Con người thì luôn yêu thích và ghi nhớ những câu chuyện hay. Vậy nhiều thương hiệu đã bắt đầu tận dụng Storytelling để tương tác tốt hơn và xây dựng những mối quan hệ có ý nghĩa hơn với khách hàng của họ.

Lợi ích của Storytelling trong kinh doanh.

Bạn không cần phải tìm đâu xa để tìm thấy ví dụ về những thương hiệu sử dụng Storytelling thành công trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày lớn nhất thế giới, đã sử dụng storytelling thành công trong nhiều thập kỷ, điều này đã giúp Nike định vị mình là một thương hiệu thể thao tạo động lực và truyền cảm hứng hành động khi mọi người liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa thông điệp “Just Do It” vào các câu chuyện của mình một cách thành thạo, câu chuyện đầy cảm hứng đầu tiên của Nike bắt đầu là về một người đàn ông 80 tuổi đang làm những gì có thể để cải thiện sức khỏe và giữ vóc dáng của mình với đội giày Nike.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn khác đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng Storytelling để tạo tiếng vang và thu hút sự chú ý của khán giả.

Lợi ích của Storytelling trong kinh doanh là rất rõ ràng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và quan trọng nhất là phát triển mối quan hệ với những khán giả trung thành, gắn bó hơn. Theo thời gian, điều này có thể giúp cho doanh nghiệp gia tăng tăng lợi nhuận bằng cách cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Mọi người đều thích sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn chứ không chỉ đơn giản là bán sản phẩm và thu lại lợi nhuận. Một câu chuyện tuyệt vời sẽ biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện, quen thuộc và có thể tạo ra một di sản lâu dài cho lợi nhuận tăng dần trong nhiều năm tới. Nhưng ngày nay, không có quá nhiều thương hiệu lựa chọn dành thời gian để đưa nhưng câu chuyện chân thực, đánh động lòng người vào các chiến lược quảng cáo và thông điệp thương hiệu của họ.

Những yếu tố tạo nên một câu chuyện hay.

Mặc dù hầu hết các hoạt động tiếp thị kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa quyết định mua hàng bằng việc chứng minh lợi ích kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v., Một cách kể chuyện tốt sẽ giúp doanh nghiệp khơi gợi phản ứng cảm xúc ở người đọc – điều giúp họ nhanh chóng chuyển từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền .

Mặc dù ta có thể thường hay làm với phương thức đơn giản là phác thảo những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp của bạn và các sản phẩm / dịch vụ, nhưng không thể phủ nhận rằng cách làm hiệu quả hơn là tập trung vào việc xây dựng kết nối với người đọc – thông qua những câu chuyện liên quan, các giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng. Những sự thật, số liệu và dữ liệu ngắn gọn, dễ nhớ luôn có vị trí của chúng, nhưng chúng thường chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch tiếp thị dựa trên Storytelling nào.

Những câu chuyện hay thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy khi mình bỏ tiền mua sản phẩm tức là đang đầu tư vào các nhân vật và câu chuyện được kể. Nhưng hãy nhớ rằng, độc giả rất nhạy cảm với những điều giả dối, không thực. Câu chuyện về thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải đảm bảo tính chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được những yêu cầu này là xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và thể hiện chúng bằng một câu chuyện dễ hiểu, mang tính khác biệt và thu hút người đọc

“Go for the heart, not the head.” Điều này có nghĩa là nội dung của câu chuyên phải khơi gợi niềm đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng. Người đọc phải có thể dễ dàng vẽ ra những điểm tương đồng của câu chuyện với cuộc sống của chính họ, cảm thấy găn kết thực sự với thương hiệu bằng những điểm chung. Theo các số liệu thống kê, đa số người tiêu dùng mua hàng từ các thương hiệu phù hợp với giá trị cốt lõi và trải nghiệm của họ.

Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng, hãy thử bắt đầu với một câu chuyện về anh hùng. Đây là một kịch bản đơn giản kể về một người anh hùng khi họ dấn thân vào một tình huống chưa biết, đối mặt với nghịch cảnh và cuối cùng vượt qua nó (bằng cách sử dụng sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp).

Một số mẹo và thủ thuật có thể sử dụng trong storytelling.

  • Mặc dù việc xây dựng một câu chuyện thương hiệu có thể khơi gợi cảm xúc của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nhưng cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó có điểm sáng là thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy tập trung vào cách mà sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp có thể loại bỏ tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên theo một cách nào đó.
  • Bằng cách thu hút người đọc vào một câu chuyện hấp dẫn với một dòng cảm xúc chân thành, ta có thể giúp nuôi dưỡng độc giả tin tưởng vào doanh nghiệp và các sản phẩm / dịch vụ mà công ty tạo ra. Về mặt thực tế, điều này có nghĩa là cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và giữ chân họ cho tới cuối cùng.
  • Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với khách hàng và trực tiếp giới thiệu họ trong các câu chuyện mình/ Chẳng hạn như một khách hàng đã vượt qua trở ngại bằng cách sử dụng sản phẩm với kết quả tuyệt vời hoặc một câu chuyện đơn giản của một khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp
  • Nhưng dù có làm gì, hãy giữ nó nhất quán. Để đưa người đọc của doanh nghiệp vào một cuộc hành trình có thể mất hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Hãy đảm bảo tính nhất quán trong nội dung truyền tải, giữ cho thông điệp thương hiệu đơn giản, gây dựng nội dung thu hút rộng rãi và không quá lặp đi lặp lại. Hãy nhớ sử dụng lại các hình ảnh và bối cảnh giống nhau trong nội dung nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái.
  • Đừng ngại sử dụng châm biếm và sự vui vẻ với câu chuyên của thương hiệu. Không ai muốn dính đáng đến những thương hiệu quá sức nghiêm túc, căng thẳng. Nhưng hãy nhớ rằng câu chuyện phải luôn truyền cảm hứng, không bao giờ chỉ trích và cố gắng kết thúc một cách nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo rằng câu chuyện sẽ để lại cho người đọc nhiều điều để suy ngẫm. Hãy nhớ rằng, một câu chuyện tuyệt vời phải để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc và được họ chia sẻ rộng rãi – vì vậy hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người đọc trước khi gửi nó tới họ.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.