Theo thống kê tại Việt Nam, có tới hơn 80% Startup không thể duy trì quá 2 năm và chỉ 3% là có các thành công trong thực tế.
Startup và những điều kiện thuận lợi tại Việt Nam
-
Từ phía chính phủ:
Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Từ năm 2012 khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam ít người biết đến, nay vươn lên thứ ba trong các nước Asean, chỉ sau Singapore cả về tốc độ phát triển doanh nghiệp cũng như hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Hiểu được lợi thế Việt Nam đang có cũng như những lợi ích kinh tế to lớn mà các dự án start-up đem lại, chính phủ tích cực tạo điều kiện ủng hộ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam bằng các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ đổi mới sáng tạo từ khắp các địa phương cho đến tỉnh thành như: “Dự án IPP hợp tác với Chính phủ Phần Lan, Chương trình FIRST do Ngân hàng thế giới tài trợ, Chương trình BIPP hợp tác với Bỉ và đặc biệt là Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến năm 2025…”
Cùng với đó, nhiều thiết chế và cơ quan được hình thành như: Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp quốc gia… góp phần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Startup thông qua việc kết nối vốn, quỹ đầu tư, đào tạo, tập huấn, trợ giúp pháp lý…
-
Từ phía các nhà đầu tư:
Một tín hiệu đáng mừng là năm qua, giới khởi nghiệp chứng kiến sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước như VietCapital Ventures, Startup Viet Partners, Teko Ventures. Hay gần đây, quỹ đầu tư của Tập đoàn Vingroup – Vingroup Ventures cũng công bố ngân sách đầu tư lên tới 300 triệu USD.
Hiện 6 lĩnh vực đang được rót vốn nhiều nhất lần lượt là Fintech (117 triệu USD), Thương mại điện tử (104 triệu USD), TravelTech (64 triệu USD), Edtech (54 triệu USD), Logistics (54 triệu USD) và Bất động sản online (47 triệu USD). Đồng thời, trong năm 2018 này, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư startup, tương đương năm 2017, và tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD).
Theo ông Eddie Thai, đến từ Quỹ 500 Startups có trụ sở tại Mỹ và Singapore, chỉ mới vài năm trước, nhiều đồng nghiệp của ông còn rất ngần ngại khi nhắc đến chuyện đầu tư vào Việt Nam. Thế nhưng, chỉ trong vòng 2 -3 năm trở lại đây, góc nhìn của họ đã hoàn toàn thay đổi khi nhận ra bước phát triển vượt bậc của cộng đồng khởi nghiệp Việt. “Bây giờ, không ai muốn “bỏ lỡ chuyến đò” cả, mọi người đang sôi sục tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam và số liệu cũng cho thấy dòng vốn vào Việt Nam đã tăng đến 400% chỉ trong vòng vài năm qua”, ông Eddie nhấn mạnh.
Thêm vào đó ,sau thời kỳ phát triển kinh tế vừa qua, một số doanh nhân thành đạt tại Việt Nam sẵn sàng đầu tư, hỗ trợ thế hệ các nhà khởi nghiệp trẻ. Các doanh nhân này chính là “nhà đầu tư thiên thần” thúc đẩy mạnh mẽ phong trào start-up Việt giai đoạn mới thành lập, bên cạnh các quỹ đầu tư nước ngoài.
-
Từ thị trường:
Là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ với số dân lên tới gần 100 triệu người, thị trường Việt Nam thu hút nhà đầu tư nhờ giới trung lưu mới nổi, thị trường tiêu dùng to lớn và tỷ lệ dân số trẻ, sẵn sàng dấn thân thử nghiệm cái mới.
Thêm vào đó, những năm gần đây, cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam đang chào đón nhiều doanh nhân, nhà đầu tư là Việt kiều dưới 40 tuổi, hoặc du học sinh Việt từng sinh sống, làm việc lâu năm ở nước ngoài. So với tốc độ tăng trưởng chậm chạp tại các nước đã phát triển, Việt Nam rất hấp dẫn nhờ chính sách thu hút nhân tài và thị trường bùng nổ. Các Việt kiều và cựu du học sinh, nhờ lợi thế ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc tại các thị trường lớn và cả mối quan hệ với cộng đồng đầu tư nước ngoài tạo nên một lực đẩy quan trọng để hỗ trợ cộng đồng Startup trong nước.
Thiên thời – Địa lợi nhưng vẫn thất bại?
Gần cuối năm 2017 The Coffee House chính thức đưa thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất nhì Đài Loan – Tenren về Việt Nam. Tại thời điểm đó, thị trường trà sữa đang là xu hướng; lại thêm sự kết hợp từ kinh nghiệm dày dạn của The Coffee House trong lĩnh vực xây dựng chuỗi cửa hàng đồ uống. Một viễn cảnh tươi sáng đang chờ đợi dự án Startup này.
Tuy nhiên chỉ sau gần hai năm, thời gian gần đây The Coffe House đã thông báo ngừng kinh doanh Tenren tại thị trường Việt Nam. Chuỗi trà sữa nhượng quyền này đã đóng cửa với lý do “Chưa tìm ra mô hình kinh doanh thích hợp”. Đây cũng không phải là điều quá bất ngờ với giới kinh doanh vì ngay từ những ngày đầu khai trương, Tenren đã gặp khá nhiều vấn đề. Cụ thể như dù mới khai trương nhưng cửa hàng của Tenren đã phải đóng cửa do trục trặc vấn đề về điện, dù đang trong thời gian khuyến mãi. Hay khách hàng của họ liên tục có các phản hồi tiêu cực về sự quá tải của cửa hàng, hết nguyên vật liệu và để khách chờ rất lâu mà không mua được hàng. Tất cả những điều này thể hiện sự bất ổn trong cách thức vận hành những ngày đầu của chuỗi trà sữa có tiếng này.
“Nếu bạn không phải là kẻ tiên phong trong thị trường, bạn chỉ có duy nhất một cơ hội để gây ấn tượng với khách hàng giữa một đống đối thủ cạnh tranh sừng sỏ. Bởi chỉ khi bạn là người duy nhất hoặc các đối thủ khác quá tệ; khách hàng mới có đủ kiên nhẫn để dùng lại sản phẩm của bạn dù ấn tượng đầu tiên không tốt.” Và Tenren đã chính thức tự đặt bút khai tử mình vì những sự cố vận hành từ thời điểm khai trương.
Để khởi nghiệp thành công, ý tưởng lớn là chưa đủ
Hiện nay, nhà sáng lập của các công ty startup tai Việt Nam, đặc biệt là các startup công nghệ thường xuất thân là dân kỹ thuật. Những người này học về công nghệ, học về cách xây dựng sản phẩm mà thường thiếu kiến thức cũng như kỹ năng quản trị doanh nghiệp & tài chính cơ bản. Họ chỉ tính đến chuyện nhìn càng xa, mở càng nhanh thì càng tốt, càng đạt chỉ tiêu của nhà đầu tư nhưng lại không biết ở giai đoạn nào thì nên cần bao nhiêu tiền, cho việc gì? Có rất nhiều người ngay khi bắt đầu có ý tưởng đã định giá công ty lên đến vài triệu USD; hay có những người được nhà đầu tư rót rất nhiều tiền nhưng lại chi tiêu vô tội vạ… Trong khi kỹ năng về tài chính & vận hành là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để dự án, doanh nghiệp có thể tồn tại thì nhiều startup lại thiếu kỹ năng về những mảng này. Đây là một lỗ hổng cực kỳ lớn dẫn đến tình trạng nhiều startup chết yểu.
MBA Andrews – Học tại Việt Nam nhận bằng Mỹ
Khi Google đã đủ lớn mạnh, Sergey Brin và Larry Page, hai đồng sáng lập mời Eric Schmidt – một nhà quản lý chuyên nghiệp về làm CEO. Apple thì có Tim Cook, một người tốt nghiệp MBA đặc biệt có chuyên môn về lĩnh quản trị doanh nghiệp tinh gọn, vận hành công ty. Nhờ có Tim Cook, Steve Jobs mới rảnh đầu để thực hiện các ý tưởng sáng tạo của mình và cùng Tim Cook biến nó thành hiện thực.
“Các startup thường nghĩ rằng khi bắt đầu thì chỉ cần một ý tưởng hay. Tuy nhiên từ ý tưởng đến việc quản trị, điều hành và phát triển một dự án hay một doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Thực tế, ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% thành công của startup, 99% còn lại là do các yếu tố khác như tài chính, quản trị, nhân sự và marketing. Lý do các startup thất bại phần lớn xoay quanh 2 kỹ năng, đó là kỹ năng quản trị và kỹ năng tài chính, làm không tốt một trong 2 kỹ năng đó sẽ giết chết doanh nghiệp của bạn.” – CEO Startup WeFit chia sẻ
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, startup Việt là thị trường hấp dẫn nhưng quy mô chưa đủ lớn. một trong những khó khăn lớn nhất của các starup vẫn là vốn. Chính sách của nhà nước chưa có quy trình pháp lý hay quy định nào về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào và rút vốn ra khởi các doanh nghiệp khởi nghiệp nên nhà đầu tư khá e ngại trong vấn đề bảo toàn nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Hơn nữa, các quy định về cấp tín dụng của Việt Nam rất chặt chẽ từ hồ sơ đánh giá năng lực tài chính đến yêu cầu tài sản thế chấp. Trong khi đó, các chủ thể khởi nghiệp thường thiếu tài sản đảm bảo và hồ sơ tài sản.
Hầu hết giá trị của các công ty startup đều dựa vào sở hữu trí tuệ. Cụ thể là các tài sản vô hình bao gồm ý tưởng kinh doanh, thương hiệu hay công thức sản xuất… Tuy nhiên, để biến thành tài sản cố định vô hình (tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do doanh nghiệp năm giữ) làm cơ sở đàm phán với nhà đầu tư để huy động vốn hoặc cho các mục đích khác, việc định giá cho tìa sản trí tuệ là điều vô cùng khó khăn với các startup. Các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cũng không hề dễ dàng, chi phí khá cao, thời gian cấp chứng nhận đối với sáng chế, nhãn hiệu cũng không ngắn. Điều này gây khó dễ không nhỏ cho các doanh nghiệp, dần dần dẫn đến việc bỏ bê việc đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ và dễ vướng mắc với những cáo buộc cạnh tranh.
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ những nhà khởi nghiệp dù có ý tưởng tốt những lại không có kiến thức về quản trị doanh nghiệp cùng ngoại ngữ không giỏi khiến cho việc tiếp cận với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và duy trì, phát triển doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Đâu là giải pháp?
Hiểu được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, chính phủ tích cực hỗ trợ đưa ra những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như : cải thiện chính sách kinh tế, lập quỹ hỗ trợ đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư từ nước ngoài, ưu đãi thuế, tối ưu hóa thủ tục kinh doanh… Với sự cam kết mạnh mẽ từ chính phủ, Hội nghị Việt Nam Venture Summit 2019 đã có 18 quỹ đầu tư nước ngoài ký cam kết rót vốn với con số 425 triệu USD trong 3 năm tới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ một số thương vụ điển hình như quỹ đầu tư DT&I Hàn Quốc quyết định sẽ đầu tư cho startup Propzy số tiền 1,4 triệu USD trong quý 2 năm. Quỹ VinaCap sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với 2 quỹ của Hàn Quốc để đánh dấu việc quỹ này dự kiến sẽ đầu tư 100 triệu USD cho các startup tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới. Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết quỹ mới nhất của EU trị giá 3 tỷ euro dành cho các startup Việt Nam… Đây là một tin vui cho các doanh nghiệp Startup.
Tuy nhiên, song song với các ý tưởng xuất sắc cùng những bước đi táo bạo, các nhà sáng lập cần lên chiến lược phát triển rõ ràng, cân đối tài chính hợp lý, tuyển dụng nhân sự chất lượng, … và quan trọng nhất là không ngừng tự trau dồi học tập các kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp để đưa startup của mình ngày một vươn tầm trong thời đại hội nhập.
Học viên chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh Quốc tế của Đại học Andrews tại Việt Nam nhận bằng tốt nghiệp ở Mỹ
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.