Khi Covid-19 xuất hiện trên toàn cầu, Future Workplace đã nhận ra nhóm nhân sự đứng đầu doanh nghiệp ngày càng tập trung vào trải nghiệm của nhân viên. Kết quả cuộc khảo sát Quan điểm HR năm 2020 của Future Workplace cho thấy 50% người tham gia khảo sát chọn Trải nghiệm nhân viên đứng thứ nhất trong các kế hoạch cần tập trung thời gian tới. Thậm chí, vấn đề này còn “vượt mặt” các ưu tiên về sử dụng công nghệ, tự động hóa, quản lý hiệu suất hay phân tích con người.

Khái niệm Trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên (employee experience) là những quan sát và nhận thức của người lao động về công việc của họ trong một công ty cụ thể. Trải nghiệm thường bị ảnh hưởng bởi không gian làm việc thực tế, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc để tạo ra năng suất lao động.

Trải nghiệm nhân viên vay mượn rất nhiều từ quản trị trải nghiệm khách hàng, sử dụng các chiến lược tư duy thiết kế để tối ưu hóa môi trường làm việc, văn hóa, dịch vụ nhân sự và các sự kiện của công ty.

Các công ty tạo ra bản đồ hành trình của nhân viên, trong đó, phác thảo các bước mà nhân viên trải qua trong suốt giai đoạn làm việc của họ tại công ty. Điều này giúp họ giải quyết các mục tiêu, các vấn đề nhức nhối và hành động cho mỗi bước hoặc thời điểm quan trọng.

Những thách thức từ đại dịch

Có thể liệt kê một số thách thức mà đại dịch mang đến cho doanh nghiệp như:

Làm việc tại nhà dễ làm xóa nhòa ranh giới giữa công việc và gia đình. Một số người phải làm thêm giờ mỗi ngày và trách nhiệm gia đình cũng gia tăng. Do đó, tình trạng mệt mỏi do họp trực tuyến thường xuyên đã trở thành một hiện tượng mới. Cái giá phải trả cho sự mất cân bằng ấy là sức khỏe.

Theo báo cáo Work Trend Index về xu hướng “Làm việc kết hợp – Hybrid Workplace” Microsoft công bố vào tháng 3: 40% nhân sự tại Việt Nam đang quá tải công việc, 20% thấy kiệt sức. Con số này nói lên vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên trong thời kỳ đại dịch đang chịu hệ lụy lớn. Nhân viên đang phải vật lộn với hàng loạt rắc rối như cảm xúc tiêu cực, mất tập trung và thiếu động lực làm việc. Đáng chú ý, tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ, lao động trẻ và những người sống chung với nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Yếu tố thứ ba có lẽ quan trọng nhất là nhân viên ngày càng mong muốn kết nối cảm xúc trong thời kỳ giãn cách và cô lập này. Hơn nữa, những liên kết cảm xúc làm cho con người càng trở nên quan trọng trong môi trường số hóa, tự động hóa hiện nay.

Bài học nhìn lại từ những khó khăn

Trải nghiệm nhân viên từ lăng kính của nhân viên

Ngày nay, các lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra việc trải nghiệm nhân viên phản ánh trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Các công cụ như tư duy thiết kế và lập bản đồ hành trình thường được sử dụng để thực hiện trải nghiệm nhân viên. Khi một số nhân viên chọn làm việc tại nhà vĩnh viễn, doanh nghiệp cần thiết lập để quan sát các trải nghiệm nhân viên có phù hợp với văn hóa của tổ chức hay không. Vì văn hóa là “cơ sở hạ tầng” mới để đánh giá trải nghiệm nhân viên.

Tìm hiểu không gian làm việc nhân viên mong muốn

Các công ty thường xuyên khảo sát nhân viên để thu thập phản hồi về một số yếu tố như văn hóa, quản lý hiệu suất và để đầu tư vào phát triển. Tương tự, thời điểm này cũng cần có các câu hỏi khảo sát về kỳ vọng của nhân viên đối với cách làm việc mới. Đồng thời, việc lắng nghe nhân viên bằng phương pháp “focus group” sẽ biến các kết nối “ảo” trở nên thân thiện, có cảm xúc hơn.

Sức khoẻ, hạnh phúc – tương lai của nơi làm việc

Mỗi khi doanh nghiệp ra quyết định quan trọng cần nhớ sức khoẻ nhân viên đặt lên hàng đầu, quan trọng hơn bao giờ hết. Sức khoẻ ở đây bao gồm toàn diện, cả sức khoẻ tinh thần, thể chất, tình cảm, tài chính.

Trải nghiệm nhân viên cần kết hợp nhiều bộ phận

Nhiều doanh nghiệp có cái nhìn rộng hơn về hạnh phúc tại nơi làm việc đã sớm nhận ra rằng không có bộ phận riêng lẻ nào có thể giải quyết bài toán về trải nghiệm nhân viên. Thiết kế hành trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bộ phận, chức năng khác nhau như Văn hoá, Nhân sự, IT, Quản lý Cơ sở vật chất, Truyền thông, Thương hiệu…

Đưa sự linh hoạt để tối ưu trải nghiệm

Thay vì chỉ tập trung giải quyết vấn đề một cách cấp bách, tức thì, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp linh hoạt, nhanh nhẹn để thiết kế trải nghiệm tối ưu. Các kỹ năng như tư duy thiết kế, linh hoạt, lập bản đồ hành trình trải nghiệm sẽ giúp tạo quy trình khép kín hoàn chỉnh, dễ dàng điều phối ở nhiều bộ phận. Ngoài ra, hãy gắn trải nghiệm nhân viên với mục đích, sứ mệnh của tổ chức trong những thời điểm chuyển đổi quan trọng như chuyển từ văn phòng sang làm việc từ xa, thăng tiến vị trí mới hay khi lên chức.

Nhân sự là yếu tố nền tảng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển,. Muốn nhân viên cống hiến hết sức cho doanh nghiệp thì ngoài việc quan tâm đến các chế độ có lợi cho nhân viên, doanh nghiệp cần tạo cho họ những trải nghiệm mới, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Theo Seneca

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.