Là bộ não của doanh nghiệp, công việc của nhà lãnh đạo là đưa ra các quyết định chiến lược. Và có những quyết định đã đi vào lịch sử kinh doanh.

#5. Gerenal Electric – Phát triển tài năng chủ chốt cho doanh nghiệp

Với Jack Welch – một trong các nhà lãnh đạo huyền thoại được kính trọng nhất tại Mỹ, vấn đề cốt lõi của kinh doanh luôn là phát triển con người. Ông từng chia sẻ : “Công việc chính của tôi là phát triển các tài năng. Tôi là một người làm vườn tưới nước và mang dinh dưỡng cho 750 nhân viên hàng đầu của tôi. Tất nhiên, tôi cũng phải nhổ cả cỏ dại nữa”.

Và một trong những quyết định sáng suốt nhất của Jack Welch là đầu tư cho Trung tâm đào tạo hạng nhất tại Crotonville. Đây là nơi đào tạo học tập của các nhân sự tinh hoa trong GE và được mệnh danh là “nơi đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu tại Mỹ” với diện tích trên 53 mẫu vuông. Các khóa đào tạo tại trung tâm này được xem như là phần thưởng tuyệt vời cho các nhân viên. Bởi lẽ, khi được chỉ định đào tạo tại trung tâm là những nhân viên này đã đặt một chân vào vị trí cao hơn

Cựu giám đốc nhân sự GE William J. Conaty chia sẻ: “Crotonville là một trong những công cụ giá trị nhất mà chúng tôi có. Những chương trình đào tạo mở rộng của GE đã kích thích tinh thần làm việc, học tập của các nhân viên cũng như của nhà quản lý. Và còn hơn thế, GE sử dụng Crotonville và các trung tâm đào tạo khác trên toàn thế giới như một phương thức để nhận biết các khách hàng và những đối tác kinh doanh giá trị.”

Quyết định của Jack Welch đã thành công xây dựng văn hóa “ không ngừng học tập” tại GE, và đưa GE vẫn phát triển lớn gấp 6 lần dưới thời quản lý của mình. Năm cuối trước khi ông về hưu, GE đạt lợi nhuận kỷ lục là 12,7 tỷ đô la trên 130 tỷ doanh thu vào năm 2000 và được mệnh danh là “Công ty kinh doanh hiệu quả nhất thế giới.”

Không chỉ có vậy. đã có rất nhiều nhân viên của GE được đào tạo qua trung tâm này và thời gian sau trở thành những lãnh đạo cấp cao của nhiều doanh nghiệp trong Fortune 500. Quyết định của Jack Welch đã không chỉ nuôi dưỡng và phát hiện thêm những nhân tài giúp ích cho GE mà còn cho gia đình, xã hội và cả thế giới.

MBA Andrews – Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh Mỹ hàng đầu tại Việt Nam

#4 Samsung – Xây dựng đội ngũ nhân sự quốc tế

Từ một công ty cung cấp nhỏ lẻ, Samsung ngày nay đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới. Đằng sau sự thành công này là những quyết định chiến lược trong lĩnh vực nhân sự của cựu chủ tịch Lee Kun Hee

Năm 1993, khi phát hiện ra công ty mình có văn hóa làm việc chỉ tập trung và phù hợp với thị trường nội địa, Lee Kun Hee đã đưa ra chính sách độc đáo: “Với những nhân viên làm việc lâu năm hoặc có thâm niên ít nhất 3 năm, phải đi vòng quanh thế giới trong 1 năm để học hỏi, xây dựng mạng lưới và trải nghiệm môi trường mới.”

Nhờ vậy, những nhân viên này được học hỏi về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa tại các vùng miền, quốc gia mới. Điều này đã giúp Samsung có đội ngũ nhân sự vô cùng linh hoạt và thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh, môi trường làm việc. Chính đội ngũ tinh nhuệ ít ai sánh kịp này đã đưa Samsung từ vị trí một tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc vươn tầm trở thành tập đoàn toàn cầu với độ phủ sóng rộng khắp.

Ngày nay, Samsung đóng góp 17% GDP của Hàn Quốc và là công ty đa lĩnh vực kinh doanh có quy mô gần 500.000 nhân viên ( nhiều hơn Apple, Microsoft và Google cộng lại) trên toàn thế giới.

#3 Wal-mart– Gắn kết nhân viên cùng nhịp đập với doanh nghiệp

Vào những năm 196x, Sam Walton – nhà sáng lập của Wal-mart nghĩ rằng thật không công bằng khi các lãnh đạo, nhân sự làm việc trụ sở chính chỉ phải làm việc 5 ngày/tuần trong khi các nhân viên tại cửa hàng Wal-mart đôi khi phải làm việc tới 7 ngày/tuần. Ông quyết định : “ Tất cả các nhà quản lý, lãnh đạo hàng đầu và nhân sự làm việc tại trụ sở chính phải tổ chức cuộc họp vào sáng thứ 7 và làm việc đến hết ngày”. Cuộc họp là thời điểm để mọi người cùng thảo luận về các vấn đề công việc hiện thời và đưa ra mục tiêu cho những tuần tiếp theo. Sau khi Sam Walton qua đời, buổi làm việc ngày thứ 7 được cắt giảm một nửa và mọi người chỉ phải tập trung vào cuộc họp buổi sáng.

Buổi họp thứ 7 đã làm nên sự gắn kết giữa lãnh đạo và các nhân sự trong Wal-mart, xây dựng hệ thống cập nhật, truyền tải thông tin và ra quyết định nhanh chóng từ đội ngũ lãnh đạo hàng đầu xuống đến các cấp nhân viên thấp hơn trong doanh nghiệp. Đây là một trong những lý do chính góp phần đưa Wal-mart trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới.

Ngày nay, dù đã trở thành một đế chế doanh nghiệp với quy mô nhân sự lên tới 2,2 triệu người trên toàn thế giới, các buổi họp thứ 7 vẫn được duy trì như một truyền thống lâu đời của doanh nghiệp. Mỗi tháng một lần vào 7:30 sáng thứ bảy, các giám đốc điều hành hàng đầu của Wal-mart tập trung trong phòng họp tại trụ sở chính Bentonville và cùng đưa ra những mục tiêu chiến lược cho bộ máy khổng lồ này.

MBA Andrews – Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuẩn Mỹ với cơ hội học bổng lên tới 50%

#2 Apple – Lãnh đạo là linh hồn của doanh nghiệp

Sau 20 năm tồn tại và phát triển, Apple vào năm 1996 đã là một quả táo “thối” với tình trạng kinh doanh bê bết. Doanh nghiệp này lỗ hàng tỷ đô mỗi năm và chỉ còn cách bờ vực phá sản vài tuần.

Cuối năm 1996, ban lãnh đạo Apple đã thống nhất đưa một ra quyết định quan trọng :” Đưa người đồng sáng lập Steve Jobs trở lại sau 11 năm kể từ khi sa thải ông bằng cách thâu tóm dự án NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu $.” Apple hy vọng rằng Steve Jobs có thể vực lại linh vực kinh doanh máy Mac trong khi cổ phiếu của Apple đã chạm đáy thấp nhất trong vòng 12 năm.

Không mất nhiều thời gian, Steve Jobs nhanh chóng xuất hiện trên sân khấu sự kiện Macworld Expo 1997 cùng CEO lúc bấy giờ Gil Amelio với vai trò là người diễn thuyết. Tháng 8 cùng năm, Steve Job trở thành CEO “tạm thời” và lên chính thức ngay sau đó.

Ông xuất hiện trong một sự kiện Macworld Expo khác để công bố rằng Apple đã nhận một khoản đầu tư 10 triệu USD từ đối thủ Microsoft. “Chúng ta phải nhận tất cả những trợ giúp có thể”. Ông chia sẻ. Thực tế thì tình hình tài chính của Apple lúc đó đã khó khăn tới mức mà chính CEO Dell Michael Dell, nhà sáng lập và CEO của một trong những công ty máy tính hàng đầu thế giới cũng phải thừa nhận rằng:” Nếu tôi là Steves Jobs, tôi sẽ đóng cửa doanh nghiệp và trả tiền cho cổ đông.”

Bằng những chiến lược kinh doanh xuất sắc và những ý tưởng đột phá của mình, Steves Jobs đã thành công hồi sinh Apple. Năm 1998, doanh nghiệp bắt đầu có lãi. Bắt đầu năm 2001, sau khi ra mắt Mac OS X, Apple phát triển một cách chóng mặt. Từ năm 2003 đến năm 2006, giá mỗi cổ phiếu của Apple đã tăng từ 6 USD lên 80 USD. Năm 2007, Apple cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh Iphone, thay đổi thế giới công nghệ một lần và mãi mãi.

Hiện tại, Apple Inc là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới với hơn 100.000 nhân viên trên nhiều quốc gia và có giá trị doanh nghiệp lên tới hơn 1000 tỷ USD.

#1 Ford – Chú tâm đến trải nghiệm của nhân viên

Những năm đầu thế kỷ 20, sự thành công của của mẫu xe Ford Model Tđã khiến Henry Ford quyết định xây dựng dây chuyền lắp ráp tại Highland Park, Mich và đưa vào sản xuất hàng loạt. Một năm trước khi xây dựng dây chuyền này, Ford đã thành công tăng gấp đôi sản lượng Ford Model T bằng cách tăng gấp đôi quy mô lao động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lần này Henry Ford lại quyết định tăng gấp đôi sản lượng một lần nữa nhưng vẫn giữ nguyên nguyên quy mô lao động. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Henry Ford gặp một trở ngại lớn. Việc công ty chỉ tập trung duy nhất vào việc mở rộng sản xuất đã khiến mức độ thay đổi nhân sự tăng lên ở mức đáng báo động. Những rắc rối trong dây chuyền sản xuất mới, áp lực chỉ tiêu cùng tính chất nặng nhọc trong công việc khiến cho những lao động của doanh nghiệp sản xuất ô tô nổi tiếng này nhanh chóng rời bỏ doanh nghiệp.

Trước tình trạng đó, Henry Ford đã ra một quyết định chiến lược. Vào ngày 5 tháng 1 năm 1914, Ford triệu tập các phóng viên báo chí đến nhà máy để công khai những thay đổi trong chính sách của doanh nghiệp để giữ chân và thu hút người lao động. Đầu tiên, công ty sẽ giảm ngày làm việc từ chín giờ xuống còn tám giờ. Thứ hai, sẽ có ba ca làm việc một ngày thay vì hai, tạo điều kiện làm việc linh hoạt hơn cho nhân viên. Nhưng tin tức lớn đến từ thông báo thứ ba: Nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định, Ford sẽ tăng gấp đôi mức lương cơ bản lên 5 đô la một ngày. Công ty 11 tuổi này vào năm 1914 sẵn sàng chi thêm 10 triệu đô la hàng năm để cải thiện năng suất và cuộc sống của công nhân.

Tin tức nhanh chóng lan ra ngoài cả vùng đông nam Michigan, Hoa Kỳ và được giới truyền thông bấy giờ ca ngợi như một sự hào phóng tuyệt vời của Ford. Năm đô la cho mỗi nhân công là một quyết định đầu tư chính xác của Henry Ford. Không chỉ có được danh tiếng, trong vòng một năm con số thay đổi nhân sự hàng năm của doanh nghiệp giảm từ 37% xuống 16%; năng suất đã tăng từ 40% lên 70%.

Từ đó đến năm 1919, Henry Ford tiếp tục thành công nâng cao chất lượng sản xuất, giảm giá xe Model T từ khoảng 800$ xuống còn 350$, củng cố vị trí là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và biến mình thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ thời điểm đó.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.