Năm 2018 – 2019 chứng kiến những sự thay đổi mang ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động Việt Nam. Vậy xu hướng ngành nghề & thu nhập có gì thay đổi?
Tổng quan thị trường lao động 2019
Những xu hướng chính ảnh hưởng đến thị trường lao động 2019 ( Nguồn Adecco )
Với tình hình khả quan từ năm 2018, cả năm 2019 được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ là một năm thị trường tiếp tục phát triển theo hướng tích cực trên nhiều phương diện: Thể chế, các yếu tố của thị trường và cung cầu cũng được dự báo có nhiều hoạt động tạo điều kiện tốt nhất cho người tuyển dụng và người có nhu cầu tìm việc tốt nhất. Số lượng lao động có việc làm trong năm 2019 theo dự báo có thể đạt tới 56 triệu người.
Hiệp định thương mại CPTPP
Dưới tác động của hiệp định thương mại CPTPP, ; loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển. Ở khía cạnh lao động việc làm , các chuyên gia dự báo đối với CPTPP mặc dù mức việc làm tạo ra chỉ bằng một nửa so với TPP song số việc làm được tạo ra mỗi năm theo tính toán từ năm 2020 trở đi là từ 17.000 – 27.000 việc làm. Còn đối với các hiệp định thương mại tự do khác như số việc làm được tạo ra cũng chiếm từ 18.000 – 19.000 việc làm.
“Nếu nhìn riêng từng hiệp định thì có thể thấy số việc làm được tạo ra là không lớn lắm nhưng nếu nhìn trong tình hình chung, sự đóng góp của tất cả các hiệp định đối với số việc làm được tạo ra thì quy mô cũng chiếm đáng kể trong bối cảnh tạo việc làm ngày càng khó khăn hơn” – ông Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chia sẻ
Cũng theo ông Vinh, với việc tham gia CPTPP các luồng đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng năng suất lao động, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, dưới tác động của hiệp định thì phân hóa tiền lương sẽ diễn ra nhiều hơn, đặc biệt giữa các doanh nghiệp FDI, giữa lao động có trình độ cao và trình độ thấp. Điều này sẽ đặt ra thách thức cần điều chỉnh trong các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo nghề và an sinh xã hội.
Cách mạng cộng nghiệp 4.0
Được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về số lượng, chất lượng việc làm cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp (chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động).
Người lao động ngày nay không chỉ phải cạnh tranh với con người mà con phải cạnh tranh với những chiếc máy tính. Việc ứng dụng công nghệ máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo… đang diễn ra nhanh chóng trên thị trường lao động Việt Nam. Bản chất của lao động thay đổi sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới như Uber hay Grab taxi. Thậm chí, không phải là những công việc nặng nhọc mà cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như luật sư, các nhà phân tích tài chính, kế toán…có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn.
Những công nghệ mới có tiềm năng giải phóng lao động Việt Nam khỏi những công việc có giá trị gia tăng thấp, từ đó tạo điều kiện cho lao động tham gia vào những công việc ít nhàm chán, có giá trị gia tăng cao hơn.Đồng nghĩa với việc làm tăng năng suất của người lao động. Tuy nhiên, người lao động cần phải trau dồi kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo, linh hoạt để có thể thích ứng với thời đại mới.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến Việt Nam trở thành một trong số ít nước là điểm đến của các doanh nghiệp Trung Quốc để né phạt thuế thuế. Trong 4 tháng đầu năm 2019, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng khoảng 65% so với tổng mức đầu tư trong năm 2018 và gần như chắc chắn dòng vốn này sẽ còn tiếp tục tăng.
Thêm vào đó, Hãng luật Baker & McKenzie có trụ sở tại Hong Kong nhận định: “Nhiều công ty đang đầu tư cho hoạt động sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Đông Nam Á, từ trước cuộc xung đột thương mại hiện nay”. Tuy nhiên “xung đột thương mại gần đây đã thúc đẩy nhanh hơn nữa xu thế diễn biến này”.
Tuy nhiên, việc thị trường lao động được mở rộng cũng đang đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam. Năm 2018, theo số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chỉ hơn 14,5 triệu người Việt Nam đang làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất. Trong khi đó, con số này ở Trung Quốc là hơn 200 triệu.
Những ngành nghề chuyên môn có nhu cầu tuyển dụng cao và mức thu nhập trong năm 2019
Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao ( Nguồn Adeco)
Theo số liệu của Adecco , những ngành nghề có chuyên môn có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2019 sẽ là : Tài chính/ kế toán, Pháp lý và IT
Tài chính/ kế toán
Thị trường hiện đang chứng kiến một nhu cầu tuyển dụng đáng kể đối với lĩnh vực tài chính. Theo dự báo của VietnamWorks, đứng đầu trong danh sách top 10 những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2019 là ngành tài chính.
Các chuyên gia tài chính với sự nhạy bén trong kinh doanh và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời đang được nhiều doanh nghiệp/tổ chức săn đón. Họ dần chuyển từ vai trò hỗ trợ sang vai trò chủ động đưa ra chiến lược; sẵn sàng nêu các sáng kiến và đi sâu vào các vấn đề vận hành, kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Ngoài ra, thị trường lao động cũng có một sự thiếu hụt đáng kể về nguồn nhân sự chất lượng cao cho Quản lý phân tích và hoạch định tài chính, Quản lý thuế có kinh nghiệm và Trưởng phòng kiểm toán nội bộ tại nhiều tổ chức và ngành công nghiệp khác nhau như: dịch vụ tài chính & ngân hàng hoặc các công ty thương mại điện tử. Muốn thu hút nguồn nhân sự cho lĩnh vực này, các doanh nghiệp/tổ chức cần phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực; mức thu nhập cùng lợi ích cạnh tranh; lên kế hoạch đào tạo nhân sự và cho họ cơ hội thăng tiến về lâu dài.
- Top 5 vị trí công việc trong lĩnh vực tài chính có mức thu nhập cao nhất trong năm 2019 lần lượt là : CFO ( 180tr – 380tr), Finance Director/ Head of Finance ( 110m – 220m), Finance Controller ( 70m – 120m ), Business Controller/ Commercial Finance Manager (55tr – 90tr), Treasury Director/ Manager ( 65m- 90m ).
- Top 5 vị trí công việc trong lĩnh vực kế toán có mức thu nhập trong năm 2019 lần lượt là: Chief Accountant (55m – 75m), Tax Manager (40m – 75m), Accounting Manager (45m – 70m), Cost Controller/ Manager (45m – 65m), Credit Controller (35m – 45m)
MBA Andrews – Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh Mỹ uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Pháp lý
Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với những bước tiến mạnh mẽ, nền kinh tế đang phát triển với sự nở rộ của các công ty, doanh nghiệp trong nước và những tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế được quan tâm, đảm bảo. “Bên cạnh đó, pháp luật trở thành “công cụ bảo hộ” ưu việt, góp phần duy trì sự ổn định, an toàn và mang đến hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động kinh tế” – TS.LS Allan Van Fleet (Công ty tư vấn luật McDermott Will & Emery).
Trong các doanh nghiệp/tổ chức, những chuyên gia pháp lý không chỉ đóng vai trò luật sư truyền thống mà còn có thể là những nhân vật chủ chốt tham gia trực tiếp vào các chiến lược phát triển kinh doanh. Sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự pháp lý chủ yếu đến từ các ngành : Dịch vụ Tài chính, Bảo hiểm & Bất động sản.
Bên cạnh đó, theo Thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại. Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp.
- Top 5 vị trí công việc trong lĩnh vực pháp lý có mức thu nhập cao nhất trong năm 2019 là : Head of Legal / General Counsel (140m – 250m), Associate/ Senior Associate (80m – 180m), Legal Manager (60m – 120m), Compliance Manager (60m – 100m), Regulatory Affairs Manage (50m – 100m).
IT (Information Technology)
Fintech, Blockchain và AI là những lĩnh vực công nghệ mới đang định hình thị trường công nghệ với nhu cầu cao về những kỹ sư có khả năng lành nghề. Năm 2019, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng Blockchain cùng các công nghệ số khác trong hoạt động kinh doanh. Theo dự đoán, tác động của công nghệ số sẽ còn phổ biến hơn nữa trong lĩnh vực thực phẩm an ninh và tài chính.
Đây là kỷ nguyên mới cho những kỹ sư phần mềm nắm vững các công cụ phát triển công nghệ số. Theo thống kê, nhóm kỹ sư có chuyên môn thuộc các lĩnh vực công nghệ số được trả lương cao hơn các so với các nhóm chuyên môn khác. Cụ thể, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến Blockchain nhận mức lương trung bình là 2.241 USD, nhóm phát triển phần mềm liên quan đến AI có mức lương 1.844 USD, đứng vị trí thứ 3 là Full Stack với mức lương 1.642 USD.
- Top 5 vị trí công việc trong lĩnh vực IT có mức thu nhập cao nhất trong năm 2019 là: CIO (200m – 300m), Head of E-commerce (120m-160m), IT Director (80m – 150m), Creative
Director (60m – 120m), Software/ Solution Architect (50m – 120m).
Vài năm trở lại đây, những thay đổi lớn đến từ các biến động chính trị kinh tế trên thế giới cùng cách mạng công nghệ 4.0 đã đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những thách thức, cạnh tranh liên tục đòi hỏi nhà quản trị của doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra những lối đi mới. sẵn sàng thực chiến và luôn luôn học tập, phát triển kỹ năng của bản thân. Hiểu được nhu cầu học hỏi các kiến thức quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế của những nhà lãnh đạo trong thời đại kinh tế hội nhập, Đại học Andrews – Hoa Kỳ mang đến Việt Nam một chương trình MBA uy tín quốc tế.
Đến từ một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Chất lượng của chương trình đã được kiểm định vùng bởi Ủy ban kiểm định Đại học và sau Đại học vùng Trung Bắc Hoa Kỳ (The Higher Learning Commission of North Central Association) trực thuộc Hội đồng kiểm định bậc cao (CHEA) và Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE). Từ năm 2015, chương trình MBA của đại học Andrews bắt đầu được triển khai tại TP.HCM và Hà Nội cùng hai đối tác uy tín: Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Kinh tế Quốc dân. Với nội dung chương trình nguyên gốc Mỹ được nâng cấp phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam và đội ngũ giảng viên hàng đầu từ trong và ngoài nước, đến nay MBA Andrews đã, đang đào tạo 12 khóa học viên và có những thành công đáng kể. Phần lớn các học viên, cựu học viên của MBA hiện đang đảm nhiệm những vị trí quản lý, nhà tư vấn cấp cao, giám đốc của các doanh nghiệp/ tổ chức ở cả trong nước và quốc tế.