Theo thống kê tại Mỹ, hơn 40% các CEO của những doanh nghiệp trong Fortune 500 ( bảng xếp các doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ) sở hữu tấm bằng MBA danh giá.

Xem phần 1

6. Jeff Immelt (Cựu CEO General Electric)

(Nguồn: Internet)

Là chủ tịch và CEO của Tập đoàn General Electric (GE) từ năm 2001, ông từng 3 lần được bầu chọn là một trong những “CEO giỏi nhất toàn cầu” do Tạp chí Barron tổ chức. Ông cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn Kinh tế dưới quyền Tổng thống Obama.

Jeffrey Robert Immelt (sinh ngày 19 tháng 2 năm 1956).  Ông tốt nghiệp chuyên ngành Toán tại ĐH Dartmouth năm 1978 và nhận bằng MBA tại Harvard năm 1982. Ngay sau khi tốt nghiệp MBA, Immelt bắt đầu làm việc cho GE. Ông từng bước giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực nhựa, kinh doanh thiết bị y tế của GE. Immelt gia nhập hội đồng quản trị vào năm 1997 và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của GE Healthcare trước khi thay thế người tiền nhiệm Jack Welch  cho vị trí CEO của tập đoàn khổng lồ này.

Dưới thời của Immelt, GE luôn nằm trong top 10 công ty giá trị nhất thế giới, 20 công ty được ngưỡng mộ nhất và 30 doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn vào làm việc. Kể từ khi chạm đáy vào ngày 4.3.2009, giá cổ phiếu GE đã phục hồi, tăng hơn gấp 3 lần. Năm 2010, GE đã kiếm được 11,6 tỉ USD lợi nhuận, có lẽ thuộc top 25 doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao nhất toàn cầu.

Immelt từng thực hiện một số cuộc rút quân rất thông minh như bán GE Plastics cho Saudi Basic Industries (Ả Rập Saudi) với giá 11,6 tỉ USD năm 2007. GE đã thoát khỏi mớ bòng bong thế chấp dưới chuẩn năm 2007. Mặc dù bị thua lỗ nặng nhưng nếu cứ bám vào các khoản cho vay này thì tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn. GE cũng đã kịp thời rút chân khỏi lĩnh vực bảo hiểm trước khi ngành này rúng động mạnh do khủng hoảng tài chính. GE Capital, chi nhánh tài chính quan trọng của GE, dù lao đao trong khủng hoảng nhưng đã vượt bão an toàn. Và GE cũng chưa hề có một quý hoặc một năm nào bị thua lỗ.

Cuối tháng 6/2014, Immelt đã đưa GE chiến thắng trong cuộc chạy đua với đối thủ truyền kỳ Siemens để giành lấy bộ phận năng lượng của Alstom (Pháp). Đây là một chiến thắng vẻ vang của Immelt vì Siemens trước đó đã nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Pháp và cũng tranh thủ được sự hỗ trợ của một đối thủ lớn khác của GE là Mitsubishi Heavy Industries (Nhật).

Sau 16 năm lãnh đạo GE, Immelt rời vị trí CEO vào tháng 8 năm 2017.

7. John H. Hammergren  (CEO McKesson)

(Nguồn ảnh: Internet)

 John Hammergren là CEO có mức lương cao nhất nước Mỹ với 131,2 triệu USD/năm và tổng thu nhập sau thuế, gồm cả tiền thưởng và lợi nhuận từ chứng khoán là 1,2 tỷ USD. Và đó chưa phải là tất cả, công ty của ông Hammergren còn mở rộng nếu chương trình y tế của Tổng thống được ban hành.

John Hammergren (sinh ngày 20 tháng 2 năm 1959) tại St.Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Cha của ông là một nhân viên bán hàng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Sau khi tốt nghiệp Đại học Minnesota, Hammergren đã nhận bằng MBA từ Trường William tại Đại học Xavier.

Năm 1996, Hammergren được McKesson với nhiệm vụ quản lý hệ thống sức khỏe của McKesson, cung cấp các nhu cầu về các mặt hàng dược phẩm cho các cơ quan y tế.  Ông giữ chức vụ giám đốc điều hành McKesson từ năm 1999, được bầu làm CEO năm 2001 và sau đó là chủ tịch của tập đoàn phân phối dược phẩm lớn nhất nước Mỹ vào năm 2002.

Kể từ năm 2000 dưới sự điều hành của Hammergren, hàng năm tỷ lệ lợi nhuận McKesson luôn ở mức 9% và doanh thu ở mức 16%. Ngoài ra trong thời gian lãnh đạo McKesson, tập đoàn dược phẩm nổi tiếng này đã gặt hái được nhiều thành công và lòng tin của người tiêu dùng cũng được nâng cao khi các mặt hàng sản phẩm đều đạt chất lượng tốt.

8. Indra Nooyi ( Cựu CEO của PepsiCo)

(Nguồn: Internet)

Tạp chí Forbes đã xếp hạng Nooyi trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới từ những năm 2008 đến năm 2017. Fortune xếp hạng bà Nooyi đứng đầu bảng xếp hạng hàng năm những Phụ nữ quyền lực nhất trong kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 and 2010. Trong năm 2008, bà Nooyi đã được vinh danh là một trong những Nhà Lãnh Đạo Tốt Nhất của Hoa Kỳ bởi U.S. News & World Report.

Bà Nooyi sinh ra trong một gia đình người Tamil tại Madras (nay là Chennai), Tamil Nadu, Ấn Độ. Bà hoàn thành chương trình phổ thông tại trường Holy Angels Anglo Indian Higher Secondary School ở T.Nagar. 

Ở tuổi 21, Bà Nooyi nhận bằng cử nhân Vật lý, Hóa học, Toán học từ Madras Christian College trực thuộc đại học University of Madras năm 1974. Tiếp đó, bà hoàn thành chương trình sau đại học của viện quản lí Ấn Độ năm 1976. Sau hai năm làm việc cho Johnson&Johnson tại quê nhà, Năm 1978 bà tiếp tục học tập tại Đại học Yale và sau đó nhận bằng MBA vào năm 1980. Đây cũng là những bước đầu của bà Nooyi trên hành trình gây dựng tên tuổi lẫy lừng tại Mỹ và khắp thế giới.

Bà Nooyi gia nhập PepsiCo năm 1994 và trở thành CFO in 2001. Bà là giám đốc và CEO từ năm 2006, thay thế cho Steven Reinemund, trở thành CEO thứ 5 khi tập đoàn PepsiCo được 44 năm tuổi.  Trong khi Pepsi phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 và đầu 2000, một loạt các yếu tố đã khiến nó trở nên rất ì ạch và nặng nề khi Nooyi tiếp nhận vị trí lãnh đạo. Người phụ nữ này phải đưa ra những quyết định khó khăn mang tính chiến lược nhằm giúp công ty phục hồi đà tăng trưởng cũng như theo đuổi những chiến lược lâu dài.

Từ khi giữ vai trò CFO năm 2001, lợi nhuận hằng nay của công ty có bước nhảy vọt từ 2.7 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD.

Bà Nooyi trực tiếp điều hành chiến lược toàn cầu của tập đoàn hơn một thập kỉ và lãnh đạo PepsiCo tái cơ cấu, trong đó phải kể đến sự ra đời của Tricon, nay là nhãn hàng  Yum! Brands. Bà Nooyi đồng thời giữ vai trò điều hành trong thắng lợi của Tropicana năm 1988, đồng thời trong công cuộc xác nhập công ty Quaker Oast của PepsiCo. Bà đứng thứ 3 trong top nhưng nữ doanh nhân quyền lực theo Fortune năm 2014.

Năm ngoái, Pepsi có lợi nhuận 63,5 tỷ USD với những sản phẩm như Doritos, Cheetos, Lays, Quaker Oats và Naked Juice. Cá nhân CEO Nooyi nhận khoản tiền hơn 31 triệu USD.

Sau 24 năm cống hiến và 12 năm trên cương vị CEO, bà Nooyi đã nói lời chia tay với PepsiCo vào ngày 6/8/2018.

“Dẫn dắt PepsiCo thực sự là vinh dự của cuộc đời tôi. Tôi vô cùng tự hào về những gì mình đã làm trong 12 năm qua, không chỉ để thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn chăm lo cho cộng đồng mà chúng tôi phục vụ”, bà Nooyi nói.

9. Alex Gorsky (CEO Johnson&Johnson)

(Nguồn: Internet)

Trước khi trở thành CEO của Johnson & Johnson, Gorsky từng có 6 năm phục vụ cho Lục quân Hoa Kỳ. Tại thời điểm xuất ngũ, Gorsky đảm nhiệm vị trí chỉ huy trưởng. Giống như nhiều giám đốc điều hành khác, Gorsky cho biết thời gian phục vụ quân đội có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp kinh doanh của ông.

Alex Gorsky (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1960) Alex Gorsky là chủ tịch và CEO của Johnson & Johnson. Ông là người thứ bảy giữ chức chủ tịch và CEO của Johnson & Johnson kể từ khi nó trở thành một công ty giao dịch công khai vào năm 1944.

Ông nhận bằng cử nhân khoa học tại trường Đại học danh tiếng WestPoint. Tiếp đó, Alex Gorsky tiếp tục học MBA tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania vào năm 1996.

Gorsky bắt đầu sự nghiệp Johnson & Johnson với tư cách là đại diện bán hàng với Janssen Pharmaceutica vào năm 1988. Trong 15 năm tiếp theo, ông thăng tiến và đảm nhiệm nhiều trách nhiệm trong công ty với mảng bán hàng, tiếp thị và quản lý. Năm 2001, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Janssen; và năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công ty kinh doanh dược phẩm của Johnson & Johnson tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Gorsky rời Johnson & Johnson vào năm 2004 để gia nhập Tập đoàn dược phẩm Novartis, nơi ông làm giám đốc kinh doanh dược phẩm  ở Bắc Mỹ.  Ông trở lại Johnson & Johnson vào năm 2008 với tư cách là chủ tịch tập đoàn công ty cho Ethicon. Inc. Vào tháng 9 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch toàn cầu của phân khúc Thiết bị & Chẩn đoán Y tế. Vào tháng 1 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch ủy ban điều hành của Johnson & Johnson. Alex trở thành CEO vào ngày 26 tháng 4 năm 2012.

Là người ủng hộ sự đa dạng và hòa nhập, Alex đã được tạp chí Pharma Voice bầu chọn là một trong 100 nhà lãnh đạo truyền cảm hứng nhất. Alex là thành viên của Hội đồng quản trị của IBM, Huân chương danh dự của Quốc hội và Hội đồng quản trị của Quỹ Học viện Quốc gia. Gần đây, ông đã được trao Giải thưởng Lãnh đạo Joseph Wharton và Giải thưởng Nhân đạo của năm (CADCA), cùng danh hiệu Tiến sĩ Danh dự của Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia.

10. Susan Wojcicki (CEO của Youtube)

(Nguồn: Internet)

Sự quyết đoán, trí tuệ và khiêm nhường có lẽ là những từ để miêu tả chính xác nhất về Susan Wojcicki – Giám đốc điều hành của YouTube. Không chỉ dừng lại ở đó, Susan Wojcicki từng được tạp chí Time vinh danh là người phụ nữ quyền lực nhất mạng internet.

Susan Diane Wojcicki (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1968)  là con gái của Esther Wojcicki, một nhà giáo dục học người Nga gốc Do Thái, và Stanley Wojcicki, giáo sư vật lý người Mỹ gốc Ba Lan tại Đại học Stanford. Bà có hai chị em: Janet Wojcicki (Tiến sĩ, nhà nhân chủng học và là một nhà nghiên cứu bệnh dịch) và Anne Wojcicki, người sáng lập của 23andMe.

Wojcicki theo học lịch sử và văn học tại Đại học Harvard và tốt nghiệp vào năm 1990. Bà dự định sẽ theo học tiến sĩ ngành kinh tế và theo đuổi nghề nghiệp theo đúng chuyên ngành của mình nhưng lại quyết định chuyển hướng khi bà phát hiện rằng mình thực sự yêu thích công nghệ. Bà cũng nhận được bằng Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và Kinh tế từ  Đại học California, Santa Cruz vào năm 1993 và bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh từ UCLA Anderson School of Management vào năm 1998.

Susan Wojcicki gia nhập Google từ năm 1999, bà là nhân viên thứ 16 tại đây và là Giám đốc Marketing đầu tiên của Google, công việc chính của bà là chịu trách nhiệm về các chiến dịch tiếp thị của Google từ thủa sơ khai. Bà cũng chính là người đã cho Larry Page và Sergey Brin, khi đó vẫn còn là những sinh viên khởi nghiệp thuê lại hầm để xe làm văn phòng phát triển công cụ tìm kiếm. Wojcicki đã làm tiếp thị cho Intel tại Santa Clara, California, và đã từng là quản lý và là chuyên viên tư vấn tại Bain & Company và R.B. Webber & Company.

Trong những ngày đầu mới thành lập, ngân sách Google chi cho marketing chỉ là con số không, nhưng không vì thế mà Susan bỏ cuộc. Hằng ngày, bà tự mình đến từng trường đại học tiếp thị miễn phí thanh tìm kiếm Google vào website của họ. Và trời không phụ lòng người, nhờ sự truyền bá rộng rãi của mình mà thanh công cụ tìm kiếm Google dần được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu.

Với năng lực và tài trí của mình, năm 2002, Susan bắt đầu triển khai nhiều dự án quảng cáo, phát triển Google Analytics và khiến Google Adsense được coi là nguồn thu lớn thứ 2 của công ty. Đến năm 2006, Susan đã có công lớn trong thương vụ mua lại Youtube với giá 1.65 tỷ USD và DoubleClick trị giá 3.2 tỷ USD. Đây được xem là hai thương vụ kinh doanh kinh điển nhất trong lịch sử làng công nghệ. Vào tháng 2 năm 2014 bà trở thành Giám đốc điều hành của YouTube.

Trong suốt 12 năm làm việc tại Google, Susan Wojcicki đã gặt hái được nhiều thành công đáng kinh ngạc. Là người đứng đầu tất cả các sản phẩm quảng cáo của Google, Susan đã giúp doanh thu quảng cáo của “gã khổng lồ tìm kiếm” tăng lên đáng kinh ngạc mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2013, doanh thu của Google tăng thêm 43 tỷ USD, kéo cổ phiếu công ty tăng gần 50% so với năm trước. Dưới sự dẫn dắt của nữ CEO, trang video Youtube đến nay được định giá lên tới 90 tỷ USD và trở thành nền tảng video phổ biến nhất thế giới với hàng tỷ người dùng. Susan Wojcicki cũng đang thắt chặt các chính sách về bản quyền và video mang nội dung công kích, cực đoan, bạo lực.

Wojcicki được gọi là “Người quan trọng nhất trong lĩnh vực quảng cáo”, được nêu tên trong top 100 người có ảnh hưởng lớn nhất năm 2015 của tạp chí và được nhắc đến trong một số báo sau đó của tạp chí là “Người phụ nữ quyền lực nhất trên Internet”.

(Nguồn : Tổng hợp từ Internet)

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.