Phỏng vấn chính là bước then chốt cuối cùng để bạn nhận được công việc mục tiêu. Vậy để vượt qua vòng thử thách quyết dịnh này bạn sẽ phải làm gì?
1. Chuẩn bị trang phục phù hợp
Một bộ trang phục phù hợp giúp bạn trông tự tin, chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng và đem lại cảm giác thoải mái cho bạn. Hãy tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đến phỏng vấn và lựa chọn một bộ trang phục thích hợp với văn hóa của công ty. Ví dụ như khi đi phỏng vấn tại các công ty trong lĩnh vực tài chính , ngân hàng hãy mặc vest ; còn như khi đến với những công ty thiết kế , sáng tạo thì nên mặc đồ sao cho lịch sự và thoải mái….
Một lưu ý nhỏ là nếu lần đầu bạn mặc vest, hãy tập làm quen trước ở nhà để cử động không bị cứng khi tham gia phỏng vấn. Ngoài ra đừng quên giữ đôi giày sạch sẽ vì đôi giày có thể nói lên rất nhiều thứ về bạn .
2. Chú ý quan sát xung quanh
Vòng phỏng vấn đã bắt đầu ngay từ khi bạn đặt chân vào công ty mà mình ứng tuyển. Trong khi ngồi chờ phỏng vấn, các sếp quản lý hay những nhân viên xung quanh đã bắt đầu quan sát cử chỉ, thái độ các ứng viên. Thay vì dùng điện thoại lướt mạng xã hội hoặc làm gì đó giết thời gian, bạn hãy tranh thủ đưa mắt quan sát và để ý đến những điểm đặc biệt ở môi trường làm việc xung quanh. Đó có thể là cách bài trí sắp xếp , thái độ làm của các nhân viên tại công ty…
Hành động này thể hiện khả năng thích ứng môi trường làm việc của bạn với những người đang quan sát. Và nếu trong buổi phỏng vấn bạn nêu bật được một điểm gì đó ở môi trường làm việc xung quanh thì đây sẽ là một điểm cộng không nhỏ trong mắt nhà tuyển dụng.
3. Giữ tâm lý thoải mái
“Có lòng trồng hoa hoa chẳng mọc, vô tình cắm liễu liễu lại xanh”, có nhiều bạn thắc mắc rằng họ không hề chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn, đi phỏng vấn như đi chơi mà lại được nhận. Còn có những người ứng tuyển vào vị trí mình yêu thích, tim hiểu rất kỹ văn hóa công tý, chuẩn bị nghiêm túc cho bài phỏng vấn thì lại trượt.
Đây chính là ảnh hưởng của vấn đề tâm lý. Khi tham gia phỏng vấn với tâm trạng thoải mái không áp lực , bạn sẽ thể hiện được hết ưu điểm của bản thân mình và dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Còn khi đặt quá nặng vấn đề phỏng vấn và để nỗi sợ bị từ chối lấn át bản thân, bạn đã vô tình tự tạo áp lực và tự đẩy mình vào hoàn cảnh căng thẳng. Sự căng thẳng, lúng túng này vừa khiến cho bạn không thể hiện được hết khả năng của bản thân, vừa khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp kinh nghiệm xử lý giao tiếp của bạn.
Hãy nhớ : Nếu không xin được việc tại công ty này , bạn hoàn toàn có thể bắt đầu ở một công ty khác. Và bạn đang đi ứng tuyển vào công việc chứ không phải đi xin một công việc.
4. Để ý đến ngôn ngữ cơ thể
Bước vào phòng với phong thái thẳng thắn, một nụ cười tươi và một cái bắt tay phù hợp là cách thức tuyệt vời để bắt đầu một cuộc phỏng vấn tự tin, thoải mái và chủ động. Đừng quên chào hỏi những người có mặt trong căn phòng rồi hướng sự chú ý về người phỏng vấn cho tới khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ tiết lộ rất nhiều điều về bạn. Một cái bắt tay yếu cho thấy sự thiếu tự tin. Một ánh mắt đảo ngược cho thấy sự ngờ vực và có thể không quan tâm đến công việc. Hãy thể hiện sự quyết đoán và thái độ lắng nghe bẳng cách thẳng lưng và hơi nghiêng người về phía trước. Duy trì sự giao tiếp bằng mắt là một điểm ấn tượng với người phỏng vấn tuy nhiên đừng làm việc đó một cách khó xử, ngượng nghịu.
5. Chuẩn bị cho những câu hỏi hành vi
“Tình huống căng thẳng nhất mà bạn từng thấy trong công việc là gì? Làm thế nào mà bạn xoay sở được?”
“ Hãy nói cho tôi ví dụ về thời gian bạn phát hiện ra lỗi mà đồng nghiệp sơ ý bỏ qua. Bạn đã làm gì. Kết quả là gì?”
Nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi hành vi để đào sâu về tính cách, thái độ, thành tựu của các ứng viên trong quá khứ và dự đoán hiệu suất làm việc trong tương lai. Các câu hỏi này là chìa khóa quan trọng để nhà tuyển dụng có thể nhận định khả năng làm việc cũng như mức độ phù hợp của ứng viên với công ty.
Hãy xác định định hướng trả lời làm sao để nổi bật lên bạn là một người có khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, xử lý vấn đề, giải quyết xung đột và đối mặt với thất bại… Đó là những tố chất mà mọi nhà tuyển dụng đều tìm kiếm.
6. Và cả những câu hỏi kỳ lạ
“ Nếu trở thành bộ trưởng Bộ Giáo dục, bạn sẽ làm điều gì trước tiên?”
“ Nếu có 100 tỷ , bạn sẽ làm gì?”
Đây là câu hỏi kiểm tra khả năng ‘nhảy số’ tư duy và xử lý vấn đề của bạn. Dù là dạng câu hỏi không thường thấy nhưng nếu nhận được các câu hỏi dạng này, bạn cứ bình tĩnh suy nghĩ và trả lời.
Điều quan trọng ở đây là liệu bạn có thể lý giải một cách thích hợp cho từng vấn đề được hỏi hay không. Vì những câu hỏi dạng này không có câu trả lời đúng hay sai.
Ngoài ra , hãy cố gắng thể hiện cá tính của mình trong câu trả lời. Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có thể thêm vào chút hài hước và thú vị.
7. Chuẩn bị giấy Note và bút
Nếu bạn là người thiếu tự tin hay ít có kinh nghiệm phỏng vấn, giấy note và bút chính là cứu cánh số một. Với nhiều nhà tuyển dụng, ghi chép trong buổi phỏng vấn là một cách hiệu quả để thể hiện sự quan tâm của bạn với công việc và sự tỉ mỉ chú ý tới từng chi tiết.
Quan trọng hơn, việc ghi chép còn cho bạn cơ hội nhìn xuống nhiều lần khi việc giao tiếp bằng mắt liên tục là hơi khó khăn với bạn.
8. Chia sẻ về công việc cũ
. Đừng ngập ngừng khi được hỏi về công việc cũ bạn vừa chấm dứt. Hãy nói chuyện cởi mở và tự tin, cung cấp cho người phỏng vấn các lý do hợp lý cho việc bạn kết thúc công việc trước đó.
Nếu bị sa thải, hãy chia sẻ rõ ràng là hiệu suất công việc của bạn không phải là lý do cho việc bạn bị sa thải. Hãy chia sẻ về vấn đề này thật ngắn gọn rồi chuyển đổi chủ đề theo hướng những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bạn thích hợp với công việc mới thế nào. Nếu có thể, hãy cho người phỏng vấn xem sản phẩm công việc , hay nói chuyện với những người tham chiếu.
Còn nếu là bạn tự nguyện chấm dứt công việc, hãy dùng những từ ngữ nhẹ nhàng với công ty cũ. Đặc biệt lưu ý không bao giờ nên nói xấu công ty hay đồng nghiệp cũ. Đây là điểm trừ rất lớn trong mắt các nhà tuyển dụng.
9. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn
“ Em có câu hỏi gì trước khi kết thúc phỏng vấn không?”
Đó là câu hỏi quen thuộc của người phỏng vấn trước khi kết thúc. Đừng bỏ qua phần câu hỏi này vì đây vẫn là lúc bạn đang thể hiện với người phỏng vấn. Hãy hỏi những câu hỏi độc đáo thể hiện tầm nhìn của bạn. Những câu hỏi xoáy đúng vào trọng tâm công việc sẽ thể hiện cho người phỏng vấn thấy rằng bạn tư duy rất nhanh nhay, thật sự quan tâm đến công ty và vị trí đang ứng tuyển.
Một lưu ý nhỏ là không nên đặt câu hỏi về tiền lương vào lúc này. Tất nhiên là ai đi làm cũng quan tâm đến tiền, nhưng sẽ có nhiều câu hỏi hay hơn để ghi điểm với nhà tuyển dụng như: “ Nếu tôi được nhận , tôi phải chú ý điều gì khi làm việc ở công ty”, “ điều gì khó khăn nhất trong công việc mà tôi đang ứng tuyển”…
10. Viết email cảm ơn
Dù bạn đã có một buổi phỏng vấn thành hay một buổi phỏng vấn trên cả tệ hại thì vẫn nên lịch sự gửi lại email cảm ơn nhà tuyển dụng. Điều này giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Kể cả khi chuyên môn của bạn chưa được giỏi nhưng nếu có một thái độ tốt thì bạn sẽ vẫn có nhiều cơ hội. Các bộ phận tuyển dụng nhân sự của các công ty quy mô dù đã tuyển được nhân sự nhưng vẫn sẽ thường giữ lại 2-3 ứng viên tiềm năng để dự phòng hoặc giới thiệu cho các công ty đối tác.
Bonus:
Tham gia ngay một khóa học MBA để nhận lấy tấm thẻ thông hành cho sự nghiệp thuận lợi của bạn. Là chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ, MBA luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bởi lẽ, các ứng viên sở hữu tấm bằng MBA là những người đã vượt qua một chương trình đào tạo chuẩn quốc tế.Họ không chỉ là những người có kỹ năng chuyên môn cao mà còn là những người thành thạo các kỹ năng mềm, ngoại ngữ và có khả năng tiếp thu, đổi mới vô cùng mạnh mẽ.
Đến từ một trong những trường đại học lâu đời nhất Hoa Kỳ, chương trình MBA Andrews mang đến những kiến thức Quản trị Kinh doanh chuẩn Mỹ được thiết kế phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Với cơ chế tín chỉ linh hoạt, lịch học cuối tuần và các giảng viên quốc tế, MBA Andrews là lựa chọn thích hợp cho những con người bận rộn nhưng ham học hỏi. Sau 18 tháng đào tạo, các học viên sẽ nhận tấm bằng có giá trị quốc tế do đại học Andrews trực tiếp cấp.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.