Bạn có thể học được gì từ phong cách lãnh đạo của một trong những người giàu nhất thế giới hiện nay? Hãy cùng Andrews The Power MBA khám phá.
Ngày 20-7 vừa qua, tàu tên lửa công ty Blue Origin do Jeff Bezos làm chủ đã đi vào lịch sử hàng không vũ trụ với chuyến bay vào không gian chở hành khách tư nhân đầu tiên. Hành khách của chuyến bay này không ai khác chính là Jeff Bezos cùng 3 thành viên khác.
Những thành tích của Jeff Bezos không có gì nằm ngoài hai chữ “kỳ diệu”. Chúng bao gồm việc xây dựng một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới từ con số 0, quyên góp hơn 2 tỷ USD cho tổ chức từ thiện, hồi sinh Washington Post hay mở ra cánh cổng cơ hội bay vào vũ trụ cho mọi người…
Để đạt được những điều kể trên, Bezos đã sử dụng một số nguyên tắc lãnh đạo đơn giản đến bất ngờ. Trong bài đăng hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số điều quan trọng nhất.
1. Không e ngại thất bại
Trong hội nghị nội bộ năm 2019, Bezos nói với nhân viên: “Chúng ta cần thất bại lớn để có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể, thậm chí là những thất bại có quy mô hàng tỷ USD”.
Trích dẫn này cho thấy Jeff Bezos không hề e ngại mà ngược lại, ông rất coi trọng việc thất bại. Đối với ông, thất bại là một công cụ rất quan trọng để ta có thể liên tục cải tiến và học hỏi những điều mới.
Tuy vậy, Bezos đã giải thích rằng có một sự khác biệt rất quan trọng giữa thất bại tốt và xấu.
Trong “Invent and Wander: The Collected Writings of Jeff Bezos”, ông đã nói:
“Nếu chúng tôi xây dựng một trung tâm phân phối mới và đó là một thảm họa, thì đây chỉ là một sự thất bại tồi tệ. Nhưng khi chúng tôi đang phát triển một sản phẩm / dịch vụ mới hoặc thử nghiệm một cách thức nào đó và nó không hoạt động như kỳ vọng, điều đó không sao cả. Đó là thất bại tốt. “
Đối với Bezos, bối cảnh thất bại chính là chìa khóa nhận định. Bạn phải xem xét kết quả của những sai lầm của mình để biết mình có thể gặp thất bại ở đâu.
Theo khảo sát của EY, 79% giám đốc điều hành cấp cao nói rằng tổ chức của họ chấp nhận thất bại và coi đó là yếu tố then chốt của sự đổi mới. Mặc dù vậy, việc biết cách biến thất bại trở thành một phần trong văn hóa của doanh nghiệp không phải là việc đơn giản. Làm cách nào ta có thể đảm bảo rằng tổ chức của mình có thể mắc sai lầm nhưng không vượt tầm kiểm soát?
Để giải quyết vấn đề này, Công ty W.L. Gore đã tạo ra một giải pháp mang tên “nguyên tắc Waterline”:
“Nguyên tắc Waterline có nghĩa là bạn có thể quyết định đục một lỗ trên thuyền miễn là lỗ đó nằm trên mực nước để nó không thể khiến tàu bị chìm.”
W.L Gore khuyến khích cho đội ngũ của doanh nghiệp trải nghiệm thất bại để cải thiện, nhưng vẫn đảm bảo rằng họ không mắc phải những sai lầm với hậu quả quá mức nghiêm trọng.
Vậy nên, nếu là một nhiệm vụ với độ rủi ro cao hay mức độ quan trọng lớn, nhà lãnh đạo cần có sự giám sát và cung cấp hướng dẫn đầy đủ cho đội ngũ của mình. Còn ngược lại, nếu đó là một dự án hoặc nhiệm vụ có rủi ro thấp hay độ quan trọng không quá cao, nhà lãnh đạo có thể thoải mái cho phép đội ngũ của mình tự do thử nghiệm, đổi mới và phạm sai lầm nhiều hơn.
Cách tiếp cận thất bại như vậy sẽ góp phần tạo ra một lối suy nghĩ cởi mở hơn tại công ty. Nó cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của mọi người bằng cách cho họ nhiều cơ hội hơn để trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm. Đây có thể là chính xác những gì Jeff Bezos đã nghĩ đến khi ông bắt đầu khuyến khích những sai lầm tại Amazon.
2. Sử dụng bản tóm tắt cuộc họp
Bezos đã từng nói rằng việc cấm trình chiếu PowerPoint trong các cuộc họp tại Amazon “có lẽ là điều thông minh nhất mà chúng tôi từng làm”.
Thay vào đó, những gì ông ấy giới thiệu là khái niệm về bản tóm tắt hoặc bản ghi nhớ được viết sẵn.
Tại Amazon, mọi cuộc họp đều bắt đầu với việc mỗi người tham dự đọc thầm một “bản tóm tắt dài sáu trang, có cấu trúc tường thuật” trước khi bất kỳ cuộc thảo luận nào được bắt đầu.
Bezos giải thích rằng những bản ghi nhớ này sẽ giúp tạo tiền đề cho một cuộc thảo luận hiệu quả. Những người tham dự được khuyến khích ghi chú và thảo luận về nội dung của văn bản sau khi tất cả mọi người đã đọc xong.
Việc sử dụng các bản tóm tắt đã góp phần giúp Amazon hoàn thành một số điều quan trọng:
- Nó giúp cho tất cả mọi người đều hiểu được bối cảnh của cuộc họp.
- Nó khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi người, ngay cả những người có rất ít thời gian như giám đốc điều hành hay các nhà lãnh đạo cấp cao.
- Nó làm cho mục tiêu của cuộc họp trở nên rõ ràng để không ai cảm thấy họ đang mất thời gian vô ích khi tham gia.
- Nó khuyến khích những người tổ chức cuộc họp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vì họ thường sẽ nhận được phản hồi về các bản tóm tắt cuộc họp của mình.
3. Luôn đổi mới
“Nếu bạn quyết định rằng bạn sẽ chỉ làm những điều bạn biết là sẽ hiệu quả, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.”
“Nếu bạn tăng gấp đôi số lượng những thử nghiệm mà mình thực hiện mỗi năm, bạn sẽ có khả năng tăng gấp đôi những phát kiến của mình”.
Hai câu nói này của Bezos đã thể hiện niềm đam mê khám phá những cơ hội mới của ông. Theo Drucker Institute, một tổ chức tư vấn dành cho các nhà lãnh đạo, Amazon là công ty sáng tạo nhất trên thế giới vào năm 2020. Tổ chức này đã đánh giá dựa trên 11 chỉ số và đánh giá sự sáng tạo của Amazon đã vượt lên trước Apple, Microsoft, Alphabet và các đối thủ khác có tầm vóc tương tự.
Họ vượt xa những doanh nghiệp khác về số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế, đăng ký nhãn hiệu và đầu tư vào R&D. Bezos coi sự đổi mới là một phần không thể thiếu trong triết lý của mình và bạn có thể thấy điều đó trong những lần ra mắt sản phẩm và sáng kiến mới của họ. Từ việc tạo ra Amazon Web Services như một công việc kinh doanh tuyệt vời, cho đến việc thất bại với chiếc điện thoại Amazon, họ không ngại bước ra ngoài xuất phát điểm của mình: một cửa hàng sách trực tuyến.
4. Sử dụng Quy tắc Hai Chiếc Pizza
Bạn có nhận thấy việc lãnh đạo và giao tiếp với đội nhóm sẽ phức tạp thế nào mỗi khi nó phình to không? Jeff Bezos có, và đó là lý do tại sao ông ấy sử dụng quy tắc “Hai Chiếc Pizza”.
Bezos đã phát hiện ra rằng số lượng thành viên ở các đội nhóm riêng lẻ chỉ nhỏ gọn, sao cho hai chiếc pizza là vừa đủ cho cả nhóm. Tại Amazon, điều này có nghĩa là giới hạn số người trong một nhóm ở con số tám người.
Thực sự là đã có nhiều nghiên cứu để chứng minh nguyên tắc này. Như nhà tâm lý học tổ chức và chuyên gia về động lực của nhóm J. Richard Hackman đã chỉ ra, sự kém liên kết giữa mọi người chính là thủ phạm chính đằng sau sự hoạt động kém hiệu quả của các nhóm lớn.
Chúng ta hãy đi vào giải thích lý do tại sao lại như vậy. Như hình trên cho thấy, với mỗi người mới trong nhóm, ta sẽ tạo phải tạo thêm nhiều đường liên kết hơn. Sự phức tạp này chính là một cơn ác mộng đối với một nhà quản lý. Bởi nó có thể dẫn đến:
- Nhiều nhiệm vụ hơn để ủy quyền và nhiều kết quả phải giám sát.
- Nhiều vấn đề giao tiếp cần phải giải quyết.
- Có nhiều mối quan tâm hơn.
Giờ đây, giả sử bạn đã nhận ra rằng mình không thể quản lý tốt số lượng người ngày càng tăng trong đội nhóm của mình và giờ đây, bạn đã sẵn sàng áp dụng nguyên tắc “Hai Chiếc Pizza” như Bezos và tạo ta các nhóm nhỏ hơn. Điều đầu tiên chắc chắn là bạn cần tìm kiếm những nhà lãnh đạo cấp trung mới. Và đây là 3 chú ý bạn cần nhớ để làm tốt điều này:
1) Tìm kiếm những người có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo
Hãy bắt đầu tìm kiếm từ những cá nhân đã thể hiện được sự chủ động và độc lập. Sẽ tốt hơn nếu họ còn có sự đồng cảm với người khác và tinh thần sẵn sàng giúp đỡ.
2) Học cách ủy quyền hiệu quả
Sử dụng những khái niệm mà chúng ta đã đề cập tở những phần trên để xác định khi nào bạn có thể để cấp dưới của mình tự làm việc và khi nào bạn cần phải giám sát họ nhiều hơn nhiều hơn.
Nếu họ chỉ mới bắt đầu hoặc nếu sai lầm của họ có thể khiến “con tàu của bạn bị chìm”, hãy giám sát nhiều hơn hơn và hướng dẫn họ kỹ càng trong công việc.
Và ở một mặt khác, nếu họ đã cho bạn thấy họ có đủ khả năng để xử lý thành công các nhiệm vụ, hãy cho họ nhiều sự độc lập hơn. Hay nếu họ thực sự giỏi về một lĩnh vực nào đó, hãy chuẩn bị để họ là người dẫn đầu và đưa ra đề xuất về cách tiếp cận các dự án mới.
3) Huấn luyện và phát triển các nhà lãnh đạo mới của bạn
Khi bạn thăng chức ai đó lên làm quản lý cấp trung, công việc của bạn chỉ mới bắt đầu. Đây là lúc bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn để huấn luyện và phát triển họ. Hãy trao đổi 1:1 cùng họ nhiều hơn để chia sẻ những kinh nghiệm, chiến lược và công cụ mà bạn đã sử dụng để trở thành một nhà quản lý thành công.
Làm tốt 3 chú ý này, bạn sẽ có nhiều khả năng mở rộng quy mô thành công nhóm và tổ chức của mình khi nó cần phải phát triển hơn.
5. Đưa ra quyết định chất lượng vào thời điểm sớm trong ngày
“Tôi đi ngủ sớm, tôi dậy sớm… Tôi cũng thích thực hiện các cuộc họp tốn nhiều chất xám trước khi ăn trưa. Bất cứ điều gì thực sự là một thử thách về mặt tinh thần với tôi sẽ được quyết định vào cuộc họp lúc 10 giờ sáng. Bởi vào lúc 5 giờ chiều, tôi sẽ: “Tôi không thể nghĩ về điều đó vào lúc này. Hãy cùng trở lại thảo luận vào lúc 10 giờ sáng ngày mai. “
“Tôi đưa ra ba quyết định tốt mỗi ngày, vậy là đủ. Chúng có chất lượng cao như cách tôi đưa ra chúng ”.
Hai quy tắc “trước bữa trưa” và “quyết định chất lượng cao” ở trên mà Bezos sử dụng rất tuyệt vời vì chúng đã tính đến cách thức hoạt động của cảm xúc và mức năng lượng của cơ thể chúng ta.
Hãy thử suy nghĩ về những điều này: Bạn đã bao giờ nhận thấy suy nghĩ của mình mạch lạc và linh hoạt hơn vào buổi sáng như thế nào chưa? Hay khi mà bạn càng làm việc lâu, khả năng kiểm soát tinh thần của bạn càng yếu đi và sự tập trung càng giảm xuống?
9 dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề với “Decision Fatigue” và cách để quản lý nó
Để tận dụng tối đa buổi sáng của mình, Bezos luôn đảm bảo rằng mình ngủ ít nhất 8 tiếng. Ông ấy nói rằng điều này giúp ông suy nghĩ tốt hơn, có nhiều năng lượng hơn và giữ cho tâm trạng của ông được cân bằng. Bezos đã điều chỉnh nhịp sinh học của mình để phù hợp nhất với hiệu suất làm và lối sống của bản thân.
Ông cũng nhận thức được “Decision Fatigue” – một thuật ngữ do nhà tâm lý học xã hội Roy F. Baumeister đặt ra để diễn tả sự suy giảm khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và lành mạnh sau khi bạn phải đưa ra quá nhiều quyết định
Khi bạn kiệt quệ tinh thần sau khi tiêu hao quá nhiều năng lượng để lựa chọn và quyết định, não của bạn bắt đầu lười biếng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có xu hướng hành động một cách bốc đồng thay vì tiêu hao năng lượng để suy nghĩ thật sự kỹ càng về những quyết định và lựa chọn mình.
Để chống lại điều này, ta có thể làm như Jeff Bezos: Dành thời điểm tràn đầy năng lượng nhất trong ngày của mình nhất để ra đưa quyết định; và để dành năng lượng tinh thần của mình cho những quyết định quan trọng nhất.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.