Bản sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc là khâu chuẩn bị quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Vậy làm sao để viết một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo?

1. Cân nhắc giữa Resume và CV (Curriculum Vitae)

Rất đễ nhầm lẫn giữa cả hai vì cơ bản Resume và CV đều là bản sơ yếu lý lịch chung tổng hợp các thông tin cơ bản , thành tựu , kinh nghiệm làm việc cùng các thông tin cá nhân ngoài lề để nhà tuyển dụng có thể đánh giá qua độ phù hợp của các ứng viên trước khi quyết định mời tham gia phỏng vấn.

Tuy nhiên, vì là bản tổng hợp chi tiết các sự kiện của người viết bao gồm bao gồm các bằng cấp, chứng chỉ,sản phẩm đã thực hiện, các thành tích, kết quả làm việc… nên CV thường có độ dài 2 trang trở lên. Theo từng năm kinh nghiệm làm việc, học tập của người viết CV sẽ càng ngày càng dài hơn. Một nhà khoa học lâu năm có bản CV dài trên 10 trang là chuyện rất bình thường.

Còn với Resume, vì là bản tóm lược những học vấn và kỹ năng nổi trội của người viết nên độ dài phù hợp của nó chỉ 2 trang là đủ. Chính vì yếu tố ngắn gọn này nên khi viết Resume, người viết chỉ cần phải chọn ra những thành quả, kỹ năng nổi bật nhất của bản thân chứ không cần quá chi tiết như viết CV.

Tại Việt Nam, CV và Resume đều là hồ sơ xin việc hợp lệ. Tuy nhiên các bạn vẫn nên hỏi qua nhà tuyển dụng để chuẩn bị hồ sơ xin việc phù hợp.

2. Lựa chọn ảnh hồ sơ

Hãy chú ý đến trang phục mà bạn sử dụng khi làm ảnh hồ sơ.  Với đại đa số trường hợp, một khuôn mặt tươi trẻ, năng động mặc áo sơ mi là tốt hơn cả. Ngoài ra đừng quên một nụ cười thật tươi. Giữa hàng trăm ứng viên nộp hồ sơ, nếu nhà tuyển dụng nhìn thấy một khuôn mặt gây thiện cảm thì sẽ có nhiều hứng thú hơn khi xét duyệt hồ sơ của bạn.

Nếu bạn không may mắn khi có ngoại hình chưa ưng ý thì tốt hơn là không cần gửi ảnh hồ sơ trừ khi được yêu cầu. Trừ một số ngành đặc thù, đa số nhà tuyển dụng sẽ coi trọng kinh nghiệm, khả năng làm việc hơn là ngoại hình. Tuy nhiên,  đôi khi nhà tuyển dụng hay chính chúng ta cũng có thể mất thiện cảm với người khác chỉ vì một tấm ảnh. Và điều này rất có thể làm mất đi cơ hội được thể hiện của bạn ở vòng phỏng vấn.

3. Lời giới thiệu

Phần đầu tiên của bản sơ yếu lý lịch là phần điền tên tuổi, các thông tin liên hệ cơ bản và tiếp đó là 2-3 câu ngắn gọn giới thiệu về bạn và những thành tựu của riêng bạn. Thông thường, các nhà tuyển dụng ở những doanh nghiệp lớn chỉ dành ra trung bình 5 – 7 giây để lướt qua bản sơ yếu lý lịch và quyết định bạn có phải là người đi tiếp. Vậy nên điều bạn cần làm là tận dụng thật tốt và gây ấn tượng với họ ngay từng những dòng đầu tiên.

Hãy bắt đầu bằng vài dòng tóm tắt những thành tựu và kỹ năng quan trọng nhất mà bạn thấy nó phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Đây là một ví dụ : ” Tôi là một sinh viên chuyên ngành Marketing mới tốt nghiệp. Trước đây tôi đã làm các công việc bán thời gian như: dịch thuật, bán hàng và viết content… Tôi rất háo hức được mở rộng và phát triển các kỹ năng mình có về lĩnh vực Marketing thông qua làm việc tại công ty ABC.”

4. Thể hiện tính chuyên nghiệp ngay từ những điều nhỏ

Với bản sơ yếu lý lịch, hãy sử dụng các font chữ chuẩn như ( Arial , Time News Roman) với kích cỡ chuẩn là 10-12. Văn phong khi viết hồ sơ cũng phải thể hiện được tính trang trọng, quy chuẩn. Khoảng cách các dòng cần đảm bảo thống nhất và cân đối với kích cỡ giãn dòng cơ bản là 1,15. Và quan trọng nhất, tất cả đều cần được đảm bảo đúng chính tả và ngữ pháp.

Ngoài ra, một điểm cần lưu ý mà những ứng cử viên lâu năm cũng hay mắc phải đó là địa chỉ email. Các bạn nên lập riêng một email dành cho công việc thay vì sử dụng email cá nhân trong hồ sơ xin việc. Các địa chỉ email như : changtrai_102@gmail.com, hay trang_xinh_kute_05@gmail.com…. sẽ làm nhà tuyển dụng đánh giá thấp sự trưởng thành và độ chuyện nghiệp của bạn.

Hãy sử dụng các email chỉ kèm tên họ như : “linhthuy.pham@gmail.com, ducnghia.hoang@gmail.com….”. Hoặc        cũng có thể thêm đuôi ngành nghề chuyên môn của bạn như:” hungpham.it@gmail.com hay longtran.designer@gmail.com…..”

5. Tập trung xoay quanh công việc đang ứng tuyển

Điều chỉnh sơ yếu lý lịch của bạn sao cho thích hợp với công việc đang ứng. Hãy loại bỏ những trải nghiệm không liên quan của bạn và để những thông tin quan trọng ở gần đầu hơn. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc đang ứng tuyển, hãy đặt nó lên gần đầu thay vì quá trình học tập. Bởi lẽ các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của bạn hơn tấm bằng.

Và việc sở hữu những tin tức, kiến thức công việc bạn đang ứng tuyển sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn dày dạn kinh nghiệm, có khả năng thích ứng, học hỏi và đi đầu trong việc cập nhật xu hướng. Bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn với nhà tuyển dụng nếu có thể chứng minh được mình có nhiều kiến thức về công việc. Điều này còn có tác dụng chủ chốt hơn ở vòng phỏng vấn.

6. Nhấn mạnh vào kết quả làm việc

Thay vì chỉ liệt kê các công việc và quá trình học tập trong quá khứ, hãy làm cho bản sơ yếu lý lịch của bạn nổi bật hơn bằng cách nhấn mạnh vào các kết quả và những dữ liệu có thể định lượng cho thành tích của bạn. Ví dụ như thay vì nói: ” Tôi đã làm việc tại công ty X 1 năm”, bạn có thể nói : ” Trong quá trình 1 năm làm việc của công ty X, tôi và những người trong nhóm đã giảm 30% chi phí quảng cáo của công ty và làm hiệu quả truyền thông tăng đến hơn 60%.”

Thêm vào đó, trong bản sơ yếu lý lịch, bạn cũng nên làm sao để nối bật khả năng phát triển của cá nhân để cho thấy bạn đã trưởng thành như thế nào trong các vai trò mình từng đảm nhiệm và qua từng thành tựu mà bạn đã đạt được. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn là người nhiều kinh nghiệm làm việc và luôn sẵn sàng học hỏi hơn nữa để phát triển hơn trong công việc.

7. Chứng minh rằng bạn có khả năng giao tiếp

Ở trong môi trường đại học hay ở các công việc trong quá khứ, bạn đã gặp vào giao tiếp, làm việc nhóm cùng rất nhiều người . Hãy chọn ra những điều nổi bật liên quan đến lĩnh vực để nói về và thể hiện bạn là người có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt. Những vai trò như  ” đã từng làm lớp trưởng, bí thư trong thời gian đi học” hay ” đã từng có kinh nghiệm lãnh đạo các đội nhóm khác nhau” luôn được tất cả các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bởi các ứng viên này hứa hẹn sẽ rất nhanh chóng hòa nhập với văn hóa công ty và là mầm mống tốt để gắn kết tập thể.

8. Gửi lời cảm ơn

Lời cảm ơn là cơ hội để những ứng viên chứng tỏ mình khác biệt với đám đông. Một hồ sơ xin việc chuẩn chỉ sẽ đi kèm lời cảm ơn với nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian để đọc hồ sơ của bạn và sự bày tỏ khéo léo mong muốn được làm việc với công ty. Dù kỹ năng làm việc chưa cao và kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều nhưng một thái độ tốt vẫn sẽ mở ra cho bạn một cơ hội để tới vòng phỏng vấn và đạt được công việc mong muốn.

Làm một hồ sơ xin việc tốt mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng phần thưởng nhận lại được cũng rất xứng đáng. Nếu bạn đang muốn học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và nhận lấy cơ hội đảm nhiệm các chức vụ cao trong doanh nghiệp với mức lương hấp dẫn, hãy đến với chương trình MBA của đại học Andrews. 

Là chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh đến từ một trong các trường đại học tốt nhất Hoa Kỳ, MBA Andrews mang đến cho bạn chương trình học được thiết kế phù hợp với môi trường kinh doanh Việt Nam và bằng cấp giá trị quốc tế. Với thời gian học cuối tuần tiện lợi, cơ sở vật chất tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ giàu kinh nghiệm, MBA Andrews hứa hẹn mang đến một trong những trải nghiệm học tập tốt nhất.

Cùng sứ mệnh chia sẻ kiến thức Quản trị kinh doanh đến với cộng đồng doanh nghiệp, starup Việt Nam, hàng tháng MBA Andrews thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội thảo, khóa học miễn phí về lĩnh vực Quản trị kinh doanh với sự góp mặt của các CEO, diễn giả nổi tiếng thế giới.


HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.