Các chiến lược marketing “số” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp trong thời đại mới.
Ở phần trước, chúng ta đã cùng điểm qua 5 chiến lược marketing “số” hiệu quả trong thời đại ngày nay. Trong bài viết này, hãy cùng MBA Andrews tiếp tục với 3 chiến lược marketing “số “tiếp theo cũng đang được rất nhiều doanh nghiệp triển khai và ứng dụng.
1. Content Marketing ( Tiếp thị nội dung )
Ngược dòng lịch sử, Benjamin Franklin – nhà lập quốc nổi tiếng của hợp chủng quốc Hoa Kỳ lại tình cờ cũng chính là Content Marketer đầu tiên được biết tới. Đó là vào năm 1732, khi ông xuất bản cuốn “Almanac của Richard nghèo” (“Poor Richard’s Almanack) với mục đích hướng sự quan tâm của cộng đồng vào hoạt động xuất bản.
Sau gần 300 năm phát triển, khái niệm tiếp thị nội dung giờ đây không chỉ là các nội dung văn bản trên giấy với mục đích đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu mà còn được truyền tải với nhiều hình thức phong phú hơn như: Các bài viết trên website, blog, social media, email, e-newsletter, Bạch thư (white papers), Các báo cáo, công trình nghiên cứu, Sách điện tử (ebook), Các khóa học miễn phí, sản phẩm/ dịch vụ dùng thử, Đoạn phim ngắn (Video), Hội thảo trực tuyến (Webinar), Chương trình phát thanh, phỏng vấn, tư vấn (Pobcasts), Các video trực tiếp xem trực tuyến (Webcasts), Graphics, Audio, Flash, Game, Software…
Nhìn chung, tiếp thị nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một chiến dịch marketing. Theo thống kê của Roper Public Affairs, thì có đến 80% doanh nghiệp quyết định ưu tiên để có được thông tin về công ty trong một loạt các bài báo so với quảng cáo. 70% nói rằng content marketing – tiếp thị nội dung làm cho họ cảm thấy gần gũi hơn với sự hỗ trợ của công ty, trong khi 60% nói rằng nội dung của công ty giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh sản phẩm tốt hơn.
Ưu điểm của tiếp thị nội dung:
• Hiệu quả cao và lâu dài
• Tạo hiệu quả lan truyền
• Rẻ hơn quảng cáo trả phí trên các kênh tìm kiếm
• Tăng độ nhận biết và nâng cao giá trị uy tín của thương hiệu
• Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng
2. Viral Marketing – Tiếp thị lan truyền
Thuật ngữ Viral Marketing ra đời tháng 12 năm 1996 tại trường đại học Havard bởi giáo sư Jeffrey F. Rayport . Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, tương tự như cách thức lan truyền vi rút từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, nhằm tạo ra tiềm năng phát triển theo hàm mũ.
Để có thể lan rộng như thế thì thứ “vi rút” tiếp thị này phải vô cùng độc lạ và mang đến cái nhìn cũng như những cảm nhận đa chiều về nó. Những cảm xúc được chú trọng bây giờ không chỉ còn là yêu thích, hưng phấn, xúc động nữa mà còn có thể là sự sợ hãi, thức tỉnh, ám ảnh trong tâm trí người xem để những ấn tượng ấy sẽ là đặc điểm giúp tên tuổi thương hiệu doanh nghiệp này tồn tại lâu hơn một chút trong tâm trí khán giả so với những doanh nghiệp khác trên thị trường
Nhìn chung ta có thể đưa ra tóm tắt:
• Viral marketing sử dụng mạng xã hội sẵn có để tác động và làm tăng cường nhận biết doanh nghiệp của công chúng, thông qua một quá trình tương tự như quá trình tự nhân bản của virus máy tính.
• Biện pháp Marketing này có thể là lời truyền miệng hoặc được trợ giúp bởi các ảnh hưởng của mạng Internet. Đây là hiện tượng marketing tạo điều kiện và khuyến khích mọi người truyền đi thông điệp marketing của doanh nghiejp một cách tự nguyện và vô tình. Thông điệp truyền tải có thể là một Video Clip, Flash Game, câu chuyện vui, phần mềm, Ebook, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text.
• Đây là hình thức marketing độc lạ dựa trên tiếng nói của những người nhớ đến các sản phẩm quảng cáo mà bạn tung ra thị trường. Chỉ cần gây đủ ấn tượng, thì con vi rút mà doanh nghiệp tạo ra sẽ tự nhiên được nhân lên đến mức đáng sợ
• Với viral marketing, chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp sẽ có đời sống riêng của nó và bắt đầu lan ra như một loại virus khi có cơ hội và thời điểm thích hợp. Tất cả mọi người đều muốn được nhìn thấy nó, và một khi họ thấy rồi, tất cả trong số họ đều muốn chia sẻ nó.Tác động của hình thức này thường mạnh gấp 500 – 1000 lần so với phương pháp quảng cáo thông thường
3. Referral marketing (Tiếp thị giới thiệu)
Tiếp thị giới thiệu được biết đến là một chiến lược tiếp thị tốt nhất trong bán hàng ở tiêu chí tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng sử dụng sản phẩm.
Với chiến lược này, chính khách hàng của doanh nghiệp sẽ trở thành người bán hàng cho doanh nghiệp. Họ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp cho người khác và nhận được những lợi ích từ doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Mỹ, 92% người được khảo sát đều có xu hướng tin tưởng các khuyến nghị đến từ những mối quan hệ cá nhân của bản thân. Đây là lý do mà tại sao tiếp thị giới thiệu có thể là nấc thang đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.
Có nhiều chiến lược để khuyến khích mọi người giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp cho người khác. Nhưng thông thường hầu hết mọi người sẽ thường giới thiệu một cái gì đó cho người khác nếu:
• Họ hạnh phúc, hài lòng và tận hưởng nó.
Facebook là một ví dụ tuyệt vời. Facebook khuyến khích người dùng của họ mời bạn bè cùng tham gia Facebook. Kết quả là ngày nay họ có hơn hai tỷ người dùng hoạt động trên Facebook.
• Họ có thể nhận được một cái gì đó miễn phí.
Dropbox là một ví dụ tốt cho điều này. Trong những ngày đầu, Dropbox đã sử dụng quảng cáo trả tiền để có khách hàng mới nhưng không hề hiệu quả. Họ đã phải bỏ ra quá nhiều so với những gì nhận lại được.
Sau đó Dropbox tập trung vào tiếp thị giới thiệu để phát triển cơ sở khách hàng của mình bằng cách khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè của họ để nhận 16 GB dung lượng miễn phí. Giờ đây, Dropbox có giá trị vốn hóa lên tới 12 tỷ USD với hơn 500 triệu người dùng đăng ký sử dụng.
Amazon, PayPal và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác đang sử dụng chiến lược tiếp thị giới thiệu để có được khách hàng mới. Bạn cũng có thể làm tương tự với doanh nghiệp của mình.
Bạn mong muốn xây dựng một kế hoạch chiến lược Marketing có thể triển khai ngay vào thực tế từ những ý tưởng mới nảy ra trong đầu mình? Bạn mong muốn bản kế hoạch đó phải chi tiết, rõ ràng và sinh động để có thể truyền tải hết được ý tưởng tới đối tác hay đội ngũ cấp dưới? Và bạn muốn làm nó ngay bây giờ? Vậy thì hãy bắt đầu những ý tưởng của mình với bản mẫu Marketing Strategy and Plan dưới đây. Phát triển bởi đội ngũ chuyên môn của chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh MBA Andrews – Hoa Kỳ cùng IVIO, Marketing Strategy and Plan Template được trình bày trực quan, sinh động với nhiều biểu đồ, hình tượng. Nội dung của bản mẫu này đặt vấn đề bao phủ tất cả các góc cạnh của một chiến lược tiếp thị và có thể tùy biến linh hoạt dựa trên nhu cầu của người sử dụng ở đa dạng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Đây chắc chắn sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tạo ra một bản kế hoạch chiến lược Marketing hoàn hảo theo cách của riêng mình. Tìm hiểu thêm và tải miễn phí tại đây: https://andrews.edu.vn/marketing-strategy-and-plan-template/Marketing Strategy and Plan Template