Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, xuất khẩu từng bước phục hồi.
Những tín hiệu khả quan
Cỗ máy kinh tế của các quốc gia trong ASEAN nửa đầu năm 2022 đã được khởi động lại mạnh mẽ. Ở một số nền kinh tế lớn của khu vực, tăng trưởng 06 tháng qua thậm chí còn cao hơn dự báo.
Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,37% so với cùng kỳ, nằm trong mức kiểm soát. Năng lực sản xuất lương thực trong nước, tốc độ mở cửa kinh tế cùng chính sách linh hoạt đã giúp Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp so với các nước.
Cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng, kinh tế Indonesia 6 tháng đầu năm 2022 là 5% sau khi nền kinh tế chuyển sang tiêu dùng tư nhân và đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, áp lực giá cả cũng buộc chính phủ phải thắt chặt tài chính, kiểm soát giá.
Cùng có đà tăng trưởng như Indonesia là Malaysia. Với lợi thế là nhà xuất khẩu ròng dầu khí lớn, quốc gia xuất khẩu dầu cọ thứ hai thế giới, tăng trưởng GDP của Malaysia trong quý I/2022 là 5%, sản xuất được mở rộng, thị trường lao động phục hồi, dòng vốn FDI tăng 3 lần.
Tại Singapore, với việc mở cửa từ sớm, kinh tế nước này cũng tăng trưởng tương đối ấn tượng với 4,8% trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên, do phụ thuộc xuất khẩu, Singapore cũng phải đối mặt với những áp lực về giá cả. Giá thực phẩm dự kiến lên 8% vào cuối năm so với mức 5,4% hiện nay.
Còn tại Thái Lan, GDP trong quý I/2022 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh hơn dự báo trước đó, nhờ các hạn chế Covid-19 được nới lỏng và xuất khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao nhất trong 13 năm, đạt 7,1% trong tháng 5, chủ yếu do tăng giá năng lượng.
Xét về tổng thể, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của cả khối ASEAN ở mức 4,8 % trong năm nay và sẽ tăng lên 5,2% vào năm sau.
Video so sánh tăng trưởng GDP các nước Đông Nam Á giai đoạn 1990-2021
Nền kinh tế ASEAN tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, nhìn chung trong ASEAN, đà phục hồi được duy trì tốt, môi trường tăng trưởng mạnh mẽ, các tín hiệu tích cực này có khả năng kéo dài trong nửa cuối năm. Một số giải pháp đã được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra để ASEAN đạt được mục tiêu tăng trưởng hậu đại dịch.
Khi nền kinh tế ASEAN thời điểm này đang vào guồng thì lại gặp phải nhiều thách thức lớn. Căng thẳng chính trị liên quan đến Ukraine, giá nhiên liệu tăng cao chưa từng có, giá lương thực cũng tăng vọt, biến động của tỷ giá hối đoái… Giống như hầu khắp các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á cũng đứng trước áp lực lạm phát hay nguy cơ suy giảm đà tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Cùng với đó, các quốc gia trong khu vực được đánh giá có thể nằm ngoài vòng suy thoái này do những nỗ lực phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Các địa điểm giải trí về đêm tại Thái Lan đã chính thức được mở cửa trở lại một cách đầy đủ kể từ đầu tháng 7 này. Nguy cơ về lạm phát leo thang không còn là nỗi lo của các cơ sở kinh doanh, khi hoạt động kinh tế này đang thu hút nhanh lượng khách du lịch và mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho kinh tế Thái Lan.
Theo một phân tích của tạp chí kinh tế Financial Times, bốn trong số sáu nền kinh tế lớn nhất ASEAN là Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines có tổng sản phẩm quốc nội đang tăng nhanh hơn lạm phát.
Video so sánh tỷ lệ lạm phát của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000-2021
Hiện nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ nhờ dỡ bỏ hầu như toàn bộ các biện pháp hạn chế phòng dịch và sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành du lịch đã giúp kinh tế ASEAN kiên cường trước các nguy cơ suy giảm kinh tế mà cả thế giới đang phải đối mặt.
Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á, Ngân hàng HSBC ông Frederic Neumann cho biết: “Những gì bạn đang thấy ở Đông Nam Á vào lúc này là một sự phục hồi mở cửa trở lại: kinh tế tăng trưởng rất mạnh mẽ và điều đó có thể sẽ kéo dài sang nửa cuối năm nay”.
Các nước Đông Nam Á cũng được đánh giá hưởng lợi nhuận từ sự thay đổi trong sản xuất do các nhà sản xuất đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, trong khi chính sách “zero covid” đang cản trở sản xuất tại Trung Quốc..
Nền kinh tế Đông Nam Á cũng đang tạo ra động lực lớn hơn về sản lượng, bao gồm cả xuất khẩu tăng trưởng ổn định. Giá lương thực, nhiên liệu và hàng hóa tăng… có lợi cho các quốc gia xuất khẩu với số lượng lớn.
Mới đây, tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết “Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới – Roar of a new Asian tiger”, nói về Việt Nam. Trong đó nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành “con hổ châu Á mới” và đưa ra 6 dẫn chứng. Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là việc tài trợ cho khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự phát triển của thị trường bất động sản. Thứ năm là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn và cuối cùng là sự “khát” lao động có trình độ chuyên môn cao, có khả năng lãnh đạo các doanh nghiệp ứng biến linh hoạt trước các biến động của thị trường.
Có thể thấy, nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung hiện nay cần rất nhiều lao động có trình độ cao. Trong khi đó, bộ phận này lại chiếm tỉ lệ thấp và lao động chưa có chuyên môn lại chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nguồn lao động. Điều này càng thúc đẩy người lao động Việt Nam và khu vực cần trau dồi hơn nữa kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình để đáp ứng lại nhu cầu nhân sự có trình độ của nền kinh tế.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.