Các nước ASEAN đố mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng lớn đối với các nền kinh tế và thị trường lao động trên toàn thế giới.

Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế. Nhóm người lao động trẻ tuổi sẽ là những người phải chịu tác động tiêu cực hơn là nhóm lao động có kinh nghiệm. Như khả năng mất việc làm, giảm lương, giảm giờ làm…

Các chỉ số thống kê mới nhất của ILO

Theo báo cáo “Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên 2022. “Đầu tư vào việc chuyển đổi tương lai cho những người trẻ tuổi” cho thấy:

  • Tổng số thanh niên thất nghiệp trên toàn thế giới dự kiến sẽ còn 73 triệu người vào năm 2022. Giảm 2 triệu người so với năm trước. Nhưng vẫn cao hơn 6 triệu người so với mức của năm 2019, trước đại dịch COVID-19.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ đạt 14,9% vào năm 2022. Bằng mức trung bình toàn cầu. Mặc dù có sự khác biệt quan trọng giữa các tiểu vùng và các quốc gia.
  • Cũng theo ILO, tỷ lệ thanh niên không có việc làm vào năm 2020 – năm gần nhất mà ước tính toàn cầu có sẵn. Nó đã tăng lên 23,3%, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm trước. Và ở mức chưa từng có ít nhất 15 năm qua.

Phụ nữ trẻ có hoàn cảnh khó khăn hơn nam giới trẻ tuổi.

Nó cho thấy tỷ lệ việc làm trên dân số thấp hơn nhiều. Vào năm 2022, có 27,4% phụ nữ trẻ trên toàn cầu được dự đoán sẽ có việc làm. So với 40,3% nam thanh niên.

Điều này có nghĩa là nam giới trẻ có khả năng được tuyển dụng cao hơn gần 1,5 lần so với phụ nữ trẻ. Khoảng cách giới, ít có dấu hiệu thu hẹp trong hai thập kỷ qua. Lớn nhất ở các nước thu nhập trung bình thấp. Ở mức 17,3 điểm phần trăm và nhỏ nhất ở các nước thu nhập cao, ở mức 2,3 điểm phần trăm.

Thách thức đối với lao động Việt Nam khi tham gia ASEAN - Tạp chí Tài chính

Đại dịch khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gia tăng

Việt Nam có tổng dân số gần 99 triệu người tính đến tháng 6 năm 2022. Trong số này, hơn 23 triệu người (tương ứng 25% dân số) là thanh niên trong độ tuổi 16-30. Bộ phận này chịu ảnh hưởng lớn bởi các chính sách hạn chế do hậu quả của đại dịch khiến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2021 tăng lên đến 3,22%.

Cụ thể, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp của Việt Nam đã tăng từ 6,5% ở thời điểm trước đại dịch lên 7,5% trong quý 2/2021. Cao hơn gần 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong độ tuổi lao động.

COVID-19 cũng khiến phụ nữ chịu những thiệt thòi không đáng có trên thị trường lao động Việt Nam.

Trái ngược với xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp của nam giới trẻ tuổi từ 5,7% xuống 5,2% trong quý 3 và quý 4/2020. Tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới trẻ tuổi lại ghi nhận mức tăng nhẹ từ 9,1% đến 9,2%.

So với nam giới, nữ giới thường hiện diện ở những công việc chất lượng thấp hơn. Nơi họ kiếm được ít tiền hơn mặc dù thời gian làm việc là tương đương với nam giới. Họ cũng được gán cho vai trò lớn hơn trong các công việc không có chế độ bảo hộ. (Ví dụ như việc quán xuyến gia đình). Và ít có tiếng nói hơn ở những vị trí công việc đưa ra quyết định.

Thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 – Tổng cục Thống kê

Những giải pháp

Đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và thị trường lao động. Đòi hỏi cần phải có những biện pháp ứng phó khẩn cấp với quy mô lớn và mục tiêu rõ ràng.

Thiết kế các chương trình kích thích thị trường lao động nhắm vào các đối tượng cụ thể

Một trong những khuyến nghị của ILO đưa ra là cần thiết kế các chương trình kích thích thị trường lao động nhắm vào các đối tượng cụ thể.

“Các chương trình kích thích thị trường lao động cần có một cách tiếp cận toàn diện và có mục tiêu cụ thể. Đây phải là yếu tố quan trọng của gói phục hồi thị trường việc làm”.

Theo đó, các chương trình này sẽ bao gồm việc:

  • Trợ cấp tiền lương.
  • Hỗ trợ người thất nghiệp lập kế hoạch tìm kiếm việc làm.
  • Nâng cao khả năng tiếp cận việc làm cho người thất nghiệp.
  • Đưa ra các gói đầu tư nhằm kích thích sản xuất của các doanh nghiệp để tạo việc làm cho người lao động…

Nâng cao kỹ năng, kiến thức để tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn, ổn định hơn

Tính đến tháng 8 năm 2022, tỷ lệ lao động nước ta đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,2%. Tỷ lệ này còn thấp so với yêu cầu chú trọng nguồn lao động chất lượng cao. Có chuyên môn và trình độ của thị trường lao động hiện nay.

Để cải thiện tình hình này, người lao động cần nâng cao kiến thức, kỹ năng như:

Tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, các chương trình thực chiến, các khóa học MBA, EMBA, các khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ,…

Hiện nay, việc đăng ký theo học một chương trình đào tạo như MBA hay các chương trình đào tạo Thạc sĩ khác đã rất dễ dàng. Và chất lượng đào tạo của các khóa học này đã được nâng cao hơn. Cũng mang tính thực tiễn hơn.

Có rất nhiều chương trình đào tạo MBA học trong nước cấp bằng quốc tế và được Bộ GD&ĐT công nhận.

Nguồn lao động đang nắm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tình trạng thất nghiệp cao cho thấy tiềm năng lao động chưa được tận dụng. Và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng tăng trưởng.

Do đó, giải quyết vấn đề này bằng cầu nối giữa giáo dục và tiếp cận việc làm là biện pháp dài hạn nhằm mang lại nguồn lao động chất lượng cao và ổn định.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Xem thêm các bài viết khác tại:
i