NHỮNG MẸO ĐÀM PHÁN DÀNH CHO NGƯỜI GHÉT ĐÀM PHÁN

Khả năng đàm phán hiệu quả có giá trị vô cùng to lớn trong mọi khía cạnh kinh doanh. Tuy nhiên, trong khi một số người nhiệt tình chớp lấy những cơ hội giao dịch. Có những người khác lại né tránh chúng. Nếu bạn có xu hướng nghiêng về vế sau và cảm thấy e ngại trong quá trình đàm phán. Hãy áp dụng 5 mẹo dưới đây để gia tăng sự tự tin trước trải nghiệm tiếp theo tại bàn thương lượng.

Mẹo đàm phán là gì?

I. Các mẹo đàm phán hữu ích nên biết:

Việc đàm phán cũng cần có phương pháp, các mẹo cần biết để việc đàm phán diễn ra suôn sẻ hơn. Dưới đây là 5 mẹo hữu ích mà bạn nên biết:

1. Lên kế hoạch chuẩn bị

  • Chuẩn bị là một yếu tố quan trọng để thành công trong đàm phán.
  • Khi bắt đầu đàm phán, bạn không chỉ cần hiểu rõ về kết quả mà bạn hy vọng đạt được. Mà bạn còn phải nắm chắc các mục tiêu của phía bên kia.
  • Hãy ghi nhớ kế hoạch chuẩn bị khi bạn đến bàn thương lượng, nhưng đừng quá cứng nhắc.
  • Bạn có thể học được rất nhiều điều trong suốt quá trình đàm phán. Và bạn nên sẵn sàng ứng biến với những tình huống không nằm trong kế hoạch.

Theo Giáo sư Mike Wheeler của Trường Kinh doanh Harvard. Bạn nên chủ động và phản ứng nhanh khi ở trên bàn thỏa thuận.

  • Trước khi cuộc nói chuyện bắt đầu, hãy đánh giá tình huống tốt nhất và trường hợp xấu nhất để bạn chuẩn bị trước giải pháp.
  • Hãy tập trung vào những kết quả mà bạn hy vọng sẽ đạt được.
  • Hãy nhận ra con đường bạn đi để đạt được chúng có thể không phải là con đường đã vạch ra ban đầu.

2. Bám sát chiến lược của riêng bạn nhưng cũng phải linh hoạt

Không có cách tiếp cận chung nào để đạt được thành công trong đàm phán.

Các chiến thuật dẫn đến kết quả tích cực trong một tình huống có thể không hiệu quả trong một tình huống khác.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh sao chép chiến lược của người khác chỉ vì bạn nghĩ rằng nó sẽ dẫn đến một kết quả tương tự.

Amy Chu, người sáng lập Alpha Girl Comics, cho biết:

“Sẽ không hiệu quả nếu cố gắng áp dụng chiến lược của người khác, đặc biệt nếu bạn không cảm thấy thoải mái với nó”.

“Những chiến lược không phù hợp này có thể tiết lộ những bất an của chính bạn.”

  • Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên cứ làm những gì mình thích.

“Điều này cũng nguy hiểm. Có thể bạn rất thoải mái với nó, nhưng nó không hoàn toàn phù hợp với bên kia.”

  • Đàm phán là một con đường hai chiều. Vì vậy bạn cần phải sẵn sàng chủ động lắng nghe và gắn kết với đối phương.
  • Áp dụng phương pháp thương lượng phù hợp với các giá trị và mục tiêu cá nhân của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng sự linh hoạt và hợp tác là chìa khóa để tối đa hóa giá trị cho tất cả các bên liên quan.

3. Đừng sợ mắc sai lầm

Không phải lúc nào cuộc đàm phán cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Những sai lầm xảy ra và cách bạn giải quyết chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Trong một cuộc phỏng vấn của Negotiation Mastery, Chris Voss, cựu trưởng nhóm đàm phán về vụ bắt cóc quốc tế của FBI, cho biết gần như bất kỳ sai lầm nào bạn mắc phải tại bàn thương lượng đều có thể được khắc phục nếu bạn cân nhắc và tôn trọng phía bên kia.

“Sự tôn trong có một sức mạnh to lớn. Vì vậy hầu hết những sai lầm bạn mà mắc phải đều có thể vượt qua bằng cách tiếp cận tôn trọng.”, Voss nói.

Khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, hãy nói rõ với bên kia rằng bạn đã làm việc để hiểu quan điểm của họ, nhưng cũng thừa nhận rằng cuộc thương lượng sẽ là một quá trình học hỏi của bạn. Hãy bày tỏ hy vọng rằng bất kỳ sự hiểu sai nào sẽ được coi là cơ hội để hiểu sâu hơn về vị trí của nhau, từ đó giúp cả phía cùng nhau hướng tới các giải pháp đôi bên cùng có lợi.

4. Chịu trách nhiệm về cảm xúc của bạn

  • Việc tham gia vào một cuộc đàm phán cần cả cái đầu và trái tim của bạn.
  • Cảm xúc của bạn có thể giúp bạn nhiệt tình biện hộ cho mong muốn và nhu cầu của mình. Nhưng sẽ gây bất lợi nếu không được quản lý đúng cách.
  • Mặc dù tức giận và lo lắng có thể khiến thỏa thuận tan vỡ. Nhưng cảm xúc ở đầu bên kia của quang phổ (chẳng hạn như hào hứng) cũng có thể là cạm bẫy nếu bạn đồng ý quá sớm với yêu cầu của bên kia mà chưa cân nhắc kỹ.

Andy Wasynczuk, Giảng viên Cao cấp tại Trường Kinh doanh Harvard nói rằng:

“Những gì chúng tôi dạy không phải là để giải quyết một cái gì đó và khiến bạn vừa ý. Mà là tiếp tục tìm kiếm một cái gì đó mà cả hai bên đều có lợi.”

  • Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá kìm nén cảm xúc của mình. Thay vào đó, hãy nhận thức cảm xúc của bạn. Và tìm ra cách để bạn có thể chuyển nguồn năng lượng cảm xúc đó vào chiến lược đàm phán của mình.

5. Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ

Tác động của một cuộc đàm phán có thể mở rộng ra bên ngoài nó. Các mối quan hệ kinh doanh có thể được hình thành và củng cố trong suốt quá trình thảo luận. Mở ra cánh cửa cho các cơ hội hợp tác khác.

Jim Levine, người đã xuất hiện trong cuốn Negotiation Mastery, cho biết:

“Đàm phán không chỉ là để thực hiện một thỏa thuận. Đàm phán là việc thực hiện một thỏa thuận theo cách duy trì mối quan hệ của tôi với những người khác. Và điều đó khiến họ muốn đàm phán thêm với tôi trong bất cứ điều gì mà cả hai bên liên quan.”

Thay vì coi đàm phán là một cuộc xung đột kết thúc với kẻ thắng và người thua. Hãy cố gắng tiếp cận nó như một cơ hội để cùng nhau giải quyết vấn đề. Và từ đó có thể gặt hái được phần thưởng lâu dài. Sự thay đổi tư duy này có thể làm cho quá trình đàm phán trở nên ít đối đầu hơn và giúp bạn có thể sáng tạo hơn trên bàn thương lượng.


II. Hãy tỉnh táo và vận dụng tốt mẹo đàm phám

Quá trình đàm phán không nhất thiết phải là một trải nghiệm khó khăn. Để một cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả đòi hỏi rất nhiều công sức, nhưng phần thưởng là hoàn toàn xứng đáng.

Với việc chuẩn bị đầy đủ và có được tư duy đúng đắn trong đàm phán, bạn có thể đảm bảo giá trị tối đa cho bản thân và tổ chức của bạn trong các cuộc đàm phán.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Xem các bài viết khác tại: