Theo thống kê, số lượng kỹ sư phần mềm muốn thay đổi nghề nghiệp đang tăng lên. Và số lượng người đăng ký MBA từ nhóm này cũng vậy.
Chuyển đổi nghề nghiệp là một lựa chọn tốt, nhưng “đi đến đâu” thì có vẻ như là một câu hỏi khó. Nếu bạn đang là một kỹ sư phần mềm, một trong các tình huống sau có thể xảy ra với bạn:
- Bạn hài lòng với công việc của mình và không hiểu tại sao bạn lại đọc bài viết này
- Bạn đang hạnh phúc, nhưng không biết điều gì tiếp theo
- Bạn nguyền rủa ngày bạn quyết định bước chân vào lĩnh vực này và mong muốn được thoát ra
- Bạn đã trên 30 tuổi và không chắc chắn về tương lai phát triển sự nghiệp của mình
Bỏ qua tình huống đầu tiên, bạn đã đến đúng nơi. Hãy cùng Andrews – The Power MBA khám phá những lựa chọn nghề nghiệp ‘điển hình’ dành cho các kỹ sư phần mềm đã có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở phần dưới.
1. Nhà cố vấn CNTT (IT Consulting)
Những người này còn được gọi là Nhà tư vấn chức năng hoặc Nhà phân tích kinh doanh tùy thuộc vào công ty mà họ hoạt động. Về bản chất, vai trò của một Nhà Tư vấn CNTT sẽ làm trong khuôn khổ Công nghệ thông tin.
Với công việc này, bạn sẽ ở trong một tình huống mà khách hàng có thể biết hoặc không biết điều gì đang gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ. Sau khi xác định được vấn đề và giới hạn của nó, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Tùy thuộc vào nơi bạn làm việc, giải pháp có thể là nền tảng công nghệ đã có sẵn hoặc một giải pháp công nghệ mới.
Các kỹ năng cốt lõi cần thiết cho nghề nghiệp này là kỹ năng phân tích và sự hiểu biết về kinh doanh của bạn. Theo thống kê, đây là lựa chọn nghề nghiệp phổ biến nhất của các chuyên gia có kiến thức nền tảng về CNTT sau khi học xong MBA.
2. Nhà Quản lý sản phẩm (Product Management)
Sớm xuất hiện từ thời Google / Amazon, về bản chất, với vai trò này, bạn là Giám đốc điều hành của sản phẩm mà bạn quản lý. Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là làm mọi thứ cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường và khiến nó phát triển thành công.
Với kỹ năng chuyên môn của mình, bạn có thể trở thành người Quản lý sản phẩm cho những sản phẩm liên quan đến lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, bạn không thực sự cần phải là một chuyên gia CNTT để tham gia lĩnh vực này. Những gì bạn cần là sự sáng tạo của một nhà tiếp thị và kỷ luật của một người điều hành.
Đó là lý do mà Google đã đứng đầu bảng xếp hạng các nhà tuyển dụng được săn đón nhiều nhất và soán ngôi vương của McKinsey từ nhiều năm nay. Đây là một trong những lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất – bất kể nền tảng trước MBA của bạn.
3. Nhà Phát triển kinh doanh (Business Development)
Tên phổ biến hơn cho vai trò này là Nhà Quản lý Bán hàng. Nhưng không rõ vì lý do gì, thế giới CNTT hiếm khi sử dụng từ này. Vị trí này còn có thể được gọi là nhà Quản lý khách hàng / Quản lý quan hệ khách hàng, tùy thuộc vào công ty.
Chỉ hai từ “bán hàng” cũng đã nói ra đầy đủ những thông tin của vai trò này. Nó không dành cho những người yếu tim (vì bạn luôn phải theo đuổi ‘mục tiêu’ hàng ngày)
Đây là một lựa chọn nổi lên trong thời gian gần đây dành cho những người tốt nghiệp MBA . Vì theo truyền thống, bán hàng là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn sẽ được trau dồi tại trường kinh doanh – nơi đào tạo các doanh nhân tương lai.
4. Làm trong những ngành công nghiệp khác
Bạn hỏi là: Ngành nào?
Câu trả lời là: Điều đó còn tùy thuộc. Hầu hết mọi ngành công nghiệp lớn & nhỏ đều phụ thuộc vào hệ thống CNTT để giữ cho bánh xe của họ luôn quay. Vậy nên họ luôn cần có các chuyên gia hiểu biết trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, khó có thể có được câu trả lời chắc chắn ở đây. Một số sự chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn những chuyển đổi khác và phần lớn sẽ phụ thuộc vào loại công việc bạn đã làm trong sự nghiệp CNTT của mình.
Bên cạnh đó, việc bạn có nên thực hiện một bước chuyển đổi như vậy hay không cũng tùy thuộc vào việc bạn có thực sự không thích ngành của mình hay bạn có siêu đam mê (và hiểu biết) về ngành dự định của mình hay không.
Nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn đi theo hướng này vì có không ít người đã thất bại.
Lựa chọn nghề nghiệp nào là tốt nhất dành cho tôi?
Câu trả lời cho điều này là tùy vào từng cá nhân. Sẽ không đúng nếu bất kỳ ai đề xuất một giải pháp chung mà không biết bạn và quan trọng hơn là hiểu những gì bạn đã làm từ trước cho đến nay.
Tuy vậy, có một số cạm bẫy mà cần đề phòng khi đưa ra lựa chọn:
1. Biết về các lựa chọn là một chuyện, nhưng để chọn đúng thì cần nhiều cân nhắc hơn. Không phải tất cả những vai trò này đều phù hợp với mọi chuyên gia phần mềm.
2. Có những khía cạnh khác cần xem xét như khả năng / năng khiếu, sở thích cũng như các đặc điểm tính cách. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những điều này có thể phức tạp.
3. Trong khi trình bày về điều này ở bài luận về mục tiêu học MBA, những gì bạn đã làm được cho đến nay và những kỹ năng bạn đã đạt được cũng sẽ rất quan trọng.
Kết lại, mục đích của bài đăng này không phải để trả lời câu hỏi cho bạn mà là để mở ra cho bạn một thế giới đầy những khả năng.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.