Trước khi chúng ta giải quyết câu hỏi trên, hãy bắt đầu với việc khám phá lý do tại sao mọi người lại học MBA…
Vậy tại sao mọi người lại tham gia các chương trình MBA (hay thạc sĩ Quản trị kinh doanh)? Các ứng viên đến từ mọi ngành nghề mong muốn lấy bằng MBA với tham vọng hướng tới những vị trí cao hơn trong sự nghiệp tương lai.
Trước khi bước vào lớp học MBA, phần nhiều trong các ứng viên này đều đã có trình độ chuyên môn về khoa học, công nghệ, tư vấn, tài chính, truyền thông và thậm chí cả quân sự. Họ rất giỏi trong việc đương đầu với những thử thách mà chỉ những người có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn mới có thể xử lý được.
Sau một vài năm làm việc, những thách thức trong nghề với họ dường như giảm bớt, nhưng sự thăng tiến trong sự nghiệp dường như vẫn chỉ đi ngang. (Trên thực tế, đây là một trong những lý do hàng đầu khiến các kỹ sư mong muốn có bằng MBA sau khi đã có một vài năm kinh nghiệm làm việc kỹ thuật.)
Lý do một phần là bởi nhiều công ty vẫn dựa vào hệ thống thăng tiến dựa trên nhiệm kỳ, khiến những nhân viên xứng đáng phải chờ đợi không ít năm trước khi họ có thể vươn đến chức vụ cao hơn. Nhưng bên cạnh đó, có không ít chuyên gia dù rất giỏi trong chuyên môn của mình những lại không có kỹ năng quản lý tốt; điều này khiến cho việc được cất nhắc thăng chức của họ gặp khó khăn.
Việc đảm nhận vai trò quản lý đòi hỏi các kỹ năng kinh doanh, vốn hoàn toàn thiếu trong các chương trình đào tạo kỹ thuật. Với chương trình MBA, người học có thể khắc phục yếu điểm này bằng việc kết hợp các kỹ năng phân tích đã có với chương trình đào tạo chiến lược & định tính có được trong quá trình học MBA. MBA cũng giúp giải phóng người học khỏi khỏi tư duy hoàn toàn cứng nhắc của dân kỹ thuật và làm việc hiệu quả hơn với tư duy cùng kỹ năng linh hoạt của người làm kinh doanh. Do đó, nó là một phương tiện tuyệt vời để không chỉ nâng cao mà còn có thể thay đổi hướng phát triển sự nghiệp của mỗi người.
MBA sẽ giúp xây dựng sự nghiệp của bạn như thế nào?
Những gì đi kèm với bằng MBA là sự chuẩn bị cần thiết để bạn trở thành một nhà quản lý trong doanh nghiệp. Bên cạnh các khóa đào tạo về phân tích, định lượng, định tính và chiến lược khác nhau; có một số kỹ năng quan trọng mà bạn sẽ được phát triển khi tham gia học MBA. Hãy cùng liệt kê:
- Lãnh đạo: Cấu trúc khóa học MBA được thiết kế cho các hoạt động nhóm, khuyến khích học viên tham gia không chỉ với tư cách là người quan sát mà còn phát triển phẩm chất lãnh đạo của họ khi làm việc theo nhóm.
- Giao tiếp: Nói chuyện giữa các cá nhân và trước đám động. MBA được thiết kế để đào tạo học viên của họ trở nên tốt hơn trong giao tiếp kinh doanh bằng lời nói và văn bản. Trong thực tế, các nhà quản lý phải là người xây dựng cầu nối giữa nhóm của họ và khách hàng của họ. Sự nhạy bén trong kinh doanh đòi hỏi khả năng hiểu và thể hiện các quan điểm một cách phù hợp. Bên cạnh đó, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, một kỹ năng rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, cũng được phát triển tại lớp học MBA nhờ cấu trúc chia sẻ ngang hàng khi thảo luận về các case-study và những bài tập thuyết trình.
- Giải quyết vấn đề: Nhờ phương pháp học tập case-study, giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng được phát triển mạnh mẽ nhất trong môi trường MBA. Các học viên tốt nghiệp MBA được đào tạo bài bản để trở thành những bậc thầy trong việc phân tích, xử lý từng tình huống và phát triển các giải pháp.
- Quản lý rủi ro: Một nhà lãnh đạo không thích chấp nhận rủi ro, sợ thất bại sẽ cản trở sự phát triển của tổ chức. Một nhà lãnh đạo quá “nhiệt huyết” nhưng thiếu kiến thức cũng vậy. Quản lý Rủi ro là một kỹ năng thực tế giúp nhà lãnh đạo phát triển cách suy nghĩ phân tích về các giải pháp hiệu quả về chi phí, với chất lượng được kiểm soát và ít khả năng thất bại nhất.
- Hiểu biết tổng quát về Kinh doanh: Học viên MBA hiểu được hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp, từ sản xuất, phát triển, tài chính, tiếp thị đến quản lý nguồn nhân lực. Họ cũng nhận thức được bộ mặt kỹ thuật của một doanh nghiệp – từ phần mềm kinh doanh đến các công cụ sản xuất. Sự hiểu biết toàn diện của họ về hoạt động kinh doanh giúp cho bộ máy của doanh nghiệp luôn có thể vận hành trơn tru hiệu quả.
Học viên MBA sẽ làm công việc gì sau khi tốt nghiệp?
Dưới đây là một số công việc phổ biến mà học viên tốt nghiệp MBA đảm nhận.
Tài chính ngân hàng
Các MBA-er có thể là những chuyên gia làm việc trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, hầu hết các công việc tại ngân hàng đầu tư, hoặc cổ phần tư nhân, thường dành cho các ứng viên đã có kinh nghiệm làm ngân hàng trước khi có bằng MBA.
Dù vậy, việc tốt nghiệp MBA sẽ tạo thêm một điểm nhấn khá ấn tượng trong hồ sơ của những ứng viên muốn tìm kiếm một vị trí trong phát triển công ty, quỹ đầu cơ hoặc công ty bảo mật – nợi họ có thể sử dụng những kiến thức về phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư mà họ đã có được trong khóa học MBA của mình.
Đầu tư mạo hiểm
Trong lĩnh vực tài chính, học viên tốt nghiệp MBA cũng sẽ tìm được việc làm trong các quỹ đầu tư mạo hiểm, khi họ có thể sử dụng những kiến thức giá trị mà họ có trong lĩnh vực chuyên môn của mình và từ tấm bằng MBA. Vậy nên, sẽ khá hữu ích nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành mà các nhà đầu tư mạo hiểm quan tâm.
Phân tích kinh doanh
Khi kết thúc chương trình MBA, học viên sẽ có thể nhận thức rõ những gì cần thiết để giúp doanh nghiệp hoạt động. Với chuyên môn phân tích kinh doanh, họ có thể xem dữ liệu như một công cụ phân tích nhằm hiểu nhu cầu phát triển không ngừng của một doanh nghiệp. Các MBA-er thường phát triển tốt trong công việc này; họ tạo dựng sự phát triển nghề nghiệp của mình bằng các chiến lược phát triển kinh doanh, dựa trên kỹ năng phân tích dữ liệu của bản thân. Bên cạnh đó, các kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và quản lý rủi ro cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc xây dựng một sự nghiệp thành công với tư cách là một nhà phân tích kinh doanh.
Giám đốc sản xuất
Trong thế giới được thống trị bởi các chuyên gia công nghệ và kỹ thuật, đây cũng là một con đường phổ biến mà các ứng viên trong ngành kỹ thuật lựa chọn để phát triển lên cấp quản lý trong các công ty công nghệ hàng đầu. Bởi vị trí giám đốc sản xuất đòi hỏi sự kết hợp của cả kỹ năng quản lý và kỹ thuật chuyên môn.
Doanh nhân
MBA giúp người học xây dựng một nền tảng kiến thức mạnh mẽ để phục vụ cho việc khởi nghiệp. Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cần thiết để có thể tạo dựng và phát triển một doanh nghiệp, những mối quan hệ có được trong quá trình học tập MBA cũng như các nguồn lực của trường kinh doanh sẽ đem lại cho người học những trợ giúp quan trọng để phát triển sự nghiệp kinh doanh của riêng mình.
Cố vấn quản lý
Đây là vị trí của những người chuyên giải quyết vấn đề của công ty. Họ hiểu rõ những hoạt động kinh doanh của tổ chức, đưa ra các ý tưởng để giải quyết những vấn đề nhằm cải thiện hiệu suất của tổ chức. Rõ ràng, những người đã được đào tạo bởi chương trình MBA có đủ tố chất cần thiết để đảm nhiệm vị trí này.
Nhân sự
Các kỹ năng tương tác giữa cá nhân và con người rất hữu ích trong việc quản lý nhân sự trong một tổ chức. Với kỹ năng giao tiếp và kiến thức quản lý có được trong quá trình học MBA, các MBA-er làm tốt các vị trí quản lý trong ngành nhân sự và khiến cho bộ máy doanh nghiệp luôn hoạt động trơn tru với năng suất cao nhất.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.