CÓ NÊN THÊM MBA VÀO DANH THIẾP KHÔNG?
Vì sắp phải in một chồng danh thiếp nên bạn đang ở trong tình thế khó xử. Bạn có nên thêm ‘MBA’ vào tấm danh thiếp không?
Chắc hẳn sau hai năm mệt mỏi ở trường kinh doanh và hàng chục ngàn USD mà bạn đã bỏ ra để có được tấm bằng. Bạn có quyền phô trương 3 chữ cái đó chứ nhỉ?
Đây là câu trả lời ngắn gọn. Đối với những người đã dành hàng giờ để tự hỏi có nên sử dụng hậu tố ‘MBA’ trong danh thiếp hay không. Hoặc tệ hơn nữa, đối với những người đã sử dụng nó mà không cân nhắc một chút nào. Chúng tôi chỉ có hai từ nhỏ – không hay ho!
Chúng có thể sẽ khiến bạn đừng trước khả năng bị chế giễu và bị định kiến là “kiêu căng”, ngạo mạn. Nếu bạn chưa hẳn đồng ý với điều này. Hãy cùng bắt đầu xem xét ưu và nhược điểm. Và xem lý do tại sao không nên đề MBA trên danh thiếp của bạn.
Những người ủng hộ thêm vào danh thiếp
Một số người tin rằng hậu tố ‘MBA’ đóng vai trò như một dấu hiệu phân biệt. Hoặc giới thiệu về trình độ học vấn và động lực của họ trong công việc. Sự khác biệt này có thể cho mọi người ngay lập tức thấy rằng. Bạn có bằng MBA mà không cần phải nghiên cứu hồ sơ hoặc sơ yếu lý lịch của bạn.
Điều này có thể đem lại những lợi thế nhanh chóng. Khi họ tiếp cận các nhà tuyển dụng tiềm năng, những đồng nghiệp hay khách hàng. Sử dụng hậu tố “MBA” cho các nhà tuyển dụng tiềm năng biết rằng. Bạn có tham vọng quản lý và tạo ra cơ hội cho bạn khi tìm kiếm các triển vọng việc làm tốt hơn.
Giả sử như khi bạn đưa danh thiếp của mình cho ai đó. Khi họ có thể giới thiệu bạn cho một công ty đang tìm kiếm người có hồ sơ nghề nghiệp của bạn. Nếu danh thiếp của bạn có ghi “MBA”. Rõ ràng nó sẽ làm tăng cơ hội đạt được vị trí tốt
Ngoài việc tiết lộ tham vọng của bạn. Hậu tố ‘MBA’ cũng đồng nghĩa là bạn có khả năng điều hành một doanh nghiệp hoặc một công ty. Nó cũng gợi ý rằng bạn có một nền tảng vững chắc trong kinh doanh. Và có khả năng xử lý tốt trong thế giới tài chính, thương mại và quản lý.
Những người phản đối việc thêm vào danh thiếp
Một số người cho rằng bắt buộc phải có bằng MBA cho các chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp ‘phi kinh doanh’. Trong khi bằng cấp MBA thường đồng nghĩa với sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và thậm chí là công nghệ thông tin, thì nó thường không gắn liền với các ngành nghề như kỹ sư. Do đó, việc có hậu tố trên danh thiếp của một kỹ sư là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về năng lực của họ.
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng và nhà tư vấn nhân sự cho rằng. Nếu bạn là một người tài giỏi và bạn có đủ khả năng để phát triển tham vọng của mình. Việc đưa hậu tố “MBA” lên danh thiếp là điều không cần thiết. Bởi những hành động của bạn mới nói lên thực lực thật sự của bạn chứ không phải 3 chữ cái này.
Những người phản đối cũng chỉ ra rằng. Những người cảm thấy cần phải hét lên ‘ tôi đã đi học MBA’ thường không theo học tại một trường B hàng đầu.
Một lý do khác:
Bên cạnh đó, đây cũng có thể là một lý do khác khiến bạn muốn bỏ ‘MBA’ ra khỏi danh thiếp của mình. Bằng ‘Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh’ không cấp cho bạn giấy phép hành nghề cho bất kỳ hoạt động gì. Không như những chứng chỉ hành nghề của luật sư và bác sĩ. Nó cũng không mang sức nặng học thuật đủ cao như bằng Tiến sĩ.
Ngoài ra, những người phản đối cũng chỉ ra rằng với sự ‘lam phát’ của các chương trình MBA. Bao gồm cả bằng cấp trực tuyến. Giá trị của bằng MBA cũng đã bị giảm đi nhiều so với trước đây.
Kết luận
Vì vậy, nếu bạn vẫn đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng tôi sẽ nói điều đó một lần nữa. Sẽ là “có” khi đưa “MBA” vào sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ LinkedIn của bạn. Sẽ “không” đối với tấm danh thiếp của bạn. Và không với “bạn đang nghĩ gì?” để thêm nó vào chữ ký email của bạn.
Cuối cùng, nếu bạn bắt gặp những người tự khoe rằng ‘có bằng MBA’. Bạn có thể nhận ra rằng chính xác thì nhiều người trong số họ là những người hoàn toàn không nên khoe khoang về nó!
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022. *Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.
Đọc thêm bài viết tại:
- 7 lưu ý để phát triển tư duy phản biện.
- Làm sao để xây dựng bản đồ hành trình khách hàng?
- Phép loại suy trong chiến lược kinh doanh
- Những câu hỏi thường gặp về ngân sách cho tiếp thị.
- Những điều cần có trong một bản kế hoạch marketing
- 4 bước để phát triển một chiến lược đàm phán
