Những học viên MBA cần lưu ý điều gì khi ấp ủ dự định khởi nghiệp kinh doanh sau khi hoàn thành chương trình MBA? Họ có thể sử dụng những nguồn tài nguyên nào khi vẫn đang theo học chương trình MBA?

Justin Sheehan – Giám đốc Phát triển Sự nghiệp tại Trường Quản lý Rotterdam (Đại học Erasmus) – đã là người hướng dẫn cho nhiều doanh nhân MBA thành công. Dưới đây, ông chia sẻ một số lời khuyên thiết thực không chỉ giúp ích cho những người đã tốt nghiệp MBA mà còn cho bất kỳ ai đang có kế hoạch thành lập doanh nghiệp của riêng mình.

1. Hãy đi bộ trước khi chạy

Lời khuyên số một là không chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào trong vài tháng đầu tiên. Bạn vừa đầu tư không ít tiền cho một tấm bằng MBA, vì vậy lời khuyên này có thể sẽ là một sự giải tỏa tinh thần rất đáng hoan nghênh.

Thay vào đó, hãy bắt đầu với việc trả lời những câu hỏi:

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Vấn đề của họ là gì?
  • Giải pháp mong muốn của họ là gì?
  • Bạn sẽ bán gì cho họ?

Nhưng đừng dành quá nhiều thời gian cho giai đoạn này, nếu không thì bạn sẽ bị suy nghĩ quá nhiều.

2. Nói chuyện với khách hàng tiềm năng

Nhiều doanh nhân tham vọng đã sa lầy với ý tưởng xây dựng một mô hình kinh doanh toàn diện và thậm chí là một sản phẩm, trước khi thực hiện những bước nền tảng quan trọng.

Trọng tâm của họ nằm quá nhiều vào câu hỏi “chúng ta có thể xây dựng nó không?”, thay vì “chúng ta có nên xây dựng nó không?”

Tuy nhiên, việc xây dựng một sản phẩm, nền tảng hoặc dịch vụ đẹp đẽ sẽ không có ích lợi gì nếu không có nhu cầu nào cho nó. Đừng mắc vào cái bẫy cơ bản này.

Chỉ một ý tưởng thôi thì chẳng có giá trị gì. Một ý tưởng đã được kiểm nghiệm (theo quy trình) rằng có thể tạo ra một sản phẩm khả thi mới đáng giá.

Vậy làm thế nào có thể biết được rằng ý tưởng kinh doanh của bạn có đủ tiềm năng hay không?

Bạn không cần thiết phải có sản phẩm ở giai đoạn này. Đầu tiên, hãy ra bên ngoài và nói chuyện với khách hàng tiềm năng về ý tưởng của bạn.

Thông qua việc phỏng vấn khách hàng tiềm năng, bạn sẽ biết được liệu các giả định ban đầu ở (1) của mình có đúng và phù hợp hay không.

80% các công ty khởi nghiệp thất bại vì không có nhu cầu thị trường. Bởi vậy, việc nói chuyện với khách hàng tiềm năng chính là chìa khóa quan trọng.

3. Phát triển tầm nhìn dài hạn và đặt một hoặc nhiều mục tiêu ngắn hạn

Sau khi làm việc theo cách của bạn qua hai phần (1) và (2), bây giờ là lúc để tạo ra một cái gì đó cụ thể hơn.

Tầm nhìn cho doanh nghiệp của bạn là gì?

Sau khi phỏng vấn các khách hàng tiềm năng, bạn nên có ý tưởng rõ ràng hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cũng như chân dung cụ thể hơn về khách hàng tiềm năng và nhu cầu mà sản phẩm / dịch vụ của bạn đang đáp ứng.

Với tất cả những điều này, bạn cần phát triển một tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, đừng suy nghĩ quá nhiều về điều này vì tầm nhìn dài hạn sẽ còn thay đổi và phát triển theo thời gian. Nhưng trước mắt, bạn phải có một cái gì đó đầu tiên, để hướng tới.

Sau khi đã phát triển được tầm nhìn dài hạn, hãy tiếp tục chia nhỏ và đặt các mục tiêu ngắn hạn để đạt được tầm nhìn dài hạn.

Ở giai đoạn này, hãy nghĩ xem bạn cần phải làm gì nếu bắt tay vào làm việc ngay ngày mai. Tư duy này sẽ kéo bạn xuống khỏi những suy nghĩ “trên mây”, để có thể đào sâu vào chi tiết và thực tế.

4. Nhận sự trợ giúp

Bạn có thể đã đạt được kết quả cao khi tốt nghiệp MBA và cảm thấy rằng mình có thể vươn ra thế giới. Điều đó thật tuyệt, bạn sẽ cần niềm tin đó. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn có siêu năng lực kinh doanh và có thể làm tất cả mọi việc một mình. Và dù có thể, bạn cũng không nên làm như vậy.

Bằng cách tập hợp xung quanh mình những người phù hợp, ý tưởng của bạn sẽ được phát triển và bản thân bạn cũng vậy, miễn bạn là người có thể dễ dàng tiếp cận và cởi mở với những phản hồi

Bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cố vấn, giảng viên hay những người bạn cùng lớp và cộng đồng cựu học viên trong chương trình MBA. Bạn cũng nên tìm cách tham gia vào những cộng đồng các doanh nhân ngay từ khi vẫn còn đang học MBA để có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc bắt đầu kinh doanh sau khi tốt nghiệp.

5. Tận dụng những điểm mạnh của bạn

Bạn đã học được tất cả các khía cạnh của việc quản lý doanh nghiệp trong thời gian học MBA và bạn muốn thử nghiệm các kỹ năng mới có của mình. Tuyệt vời, nhưng hãy nhớ rằng bạn không thể làm được tất cả. Bạn nên biết mình xuất sắc ở đâu và sắp xếp những phần còn lại xung quanh điều đó.

Bạn có thể là một người hướng nội thích chi tiết hoặc một người có tầm nhìn lớn, một phù thủy tài chính hoặc một chuyên gia marketing. Dù bạn là ai, xin nhấn mạnh là hãy biết rõ thế mạnh của mình và tận dụng chúng. Việc dành quá nhiều thời gian và sức lực cho những lĩnh vực mà bạn yếu kém sẽ khiến bạn nhanh chóng cạn kiệt sức lực mà kết quả đem lại không cao.

Trong giai đoạn đầu, công việc kinh doanh có thể sẽ chỉ có mình bạn, vì vậy hãy tập trung vào những gì bạn giỏi và tìm kiếm những sự trợ giúp cần thiết cho các lĩnh vực khác.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.