Hàng triệu người trên khắp thế giới đang mắc kẹt trong những lựa chọn nghề nghiệp sai lầm và làm công việc mà họ không hề đam mê.

Không có gì lạ khi rất nhiều người đăng ký học MBA với hy vọng điều này sẽ giúp họ thoát khỏi tình trạng khốn khổ trên. Nhưng trừ khi bạn biết đâu là nghề phù hợp sau khi có bằng MBA, nếu không bạn luôn có khả năng sẽ tiếp tục mắc kẹt trong một sự nghiệp tồi tệ khác.

Có vô số lựa chọn nghề nghiệp trước mắt bạn, nếu bạn là một học viên mới tốt nghiệp MBA. Ngoài các ngành truyền thống như tư vấn, ngân hàng đầu tư và dịch vụ tài chính; còn có bán lẻ, sản xuất và công nghệ.

Ngoài ra còn có nhiều chức năng nghề khác nhau mà một người mới tốt nghiệp MBA có thể muốn thử, chẳng hạn như lên chiến lược, quản lý hoạt động, nguồn nhân lực (HR), tài chính và kế toán. Sau đó là các lựa chọn về địa lý: Với tấm bằng MBA quốc tế, bạn có thể làm việc ở hầu hết mọi nơi mà bạn muốn.

Học MBA tại Việt Nam – Nhận bằng Mỹ

Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý trước khi bạn quyết định. Trong bài viết này, hãy cùng Andrews – The Power MBA xem xét về cách mà bạn có thể chọn nghề nghiệp phù hợp sau khi có bằng MBA.

Hiểu về nội tâm của bản thân

Bước đầu tiên là hiểu về nội tâm của chính mình. Hãy tìm ra những gì mà bạn thích thông qua các phản ánh sâu sắc và trung thực.

Trả lời câu hỏi: Nền tảng giáo dục, kỹ năng và tính cách của bạn phù hợp nhất với ngành và chức năng nào?

Bạn nên nghiền ngẫm câu hỏi này trước và ngay cả khi đang học MBA, vì trong quá trình học tập và làm việc, bạn sẽ được mở ra nhiều cơ hội dẫn tới những ngành và chức năng có thể phù hợp hoặc không phù hợp với bạn.

Bên cạnh đó, để biết luôn đi đúng con đường dẫn đến đích sự nghiệp của mình, hãy tự đánh giá những điểm yếu và điểm mạnh của bạn. Cố gắng loại bỏ những điểm yếu và phát triển những điểm mạnh của bạn hơn nữa.

Sự chuẩn bị

Tìm câu trả lời cho các câu hỏi như:

  • Khi nào các công ty đến khuôn viên trường của tôi để tuyển dụng?”
  • Đó là những công ty / ngành nào?
  • Tôi nên quan tâm đến công ty nào hơn, dựa trên kỹ năng và sở thích của tôi?
  • Làm cách nào tôi có thể cải thiện sơ yếu lý lịch của mình?
  • Tôi đã biết cách để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn tốt chưa?

Hãy sử dụng những trợ giúp có sẵn. Những người bạn cùng lớp, giảng viên cùng các cựu học viên sẽ là những nguồn tham vấn tốt.

Đừng ám ảnh về việc phải tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp MBA (nếu bạn chưa có), mà hãy dành thời gian để cải thiện kỹ năng của bạn, có thể bằng cách tham gia những khóa học ngắn hạn. Bên cạnh đó hãy:

  • Cố gắng biến một sở thích của bạn thành một công việc kinh doanh bền vững.
  • Đi du lịch hoặc tìm kiếm một tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức từ thiện mà bạn có thể giúp đỡ.
  • Cố vấn cho những người đang muốn học MBA hoặc làm tư vấn tự do.

Những điều trên sẽ giúp bạn cải thiện sơ yếu lý lịch của mình và dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của những nhà tuyển dụng.

Nghiên cứu thông tin

Bước tiếp theo là nghiên cứu thông tin về các lĩnh vực, không chỉ những lĩnh vực bạn cảm thấy hứng thú, mà còn cả những lĩnh vực dường như không phù hợp với sở thích và nguyện vọng của bạn, để có cái nhìn đa chiều hơn.

Tim kiếm câu trả lời thông qua những bài viết trên internet, nhưng cũng cần sắp xếp một số cuộc gặp gỡ trực tiếp với các chuyên gia đã tốt nghiệp MBA và đang ở vị trí tốt trong ngành mà bạn quan tâm. Bạn có thể tìm thấy cơ hội để có những cuộc trò chuyện thân mật với một vài chuyên gia thông qua mạng lưới kết nối của trường kinh doanh.

Để xác định ai đó có thể là người giúp đỡ phù hợp, hãy sử dụng LinkedIn và danh sách cựu học viên. Nếu những người đó không có thời gian gặp riêng, hãy cố gắng tiếp cận họ tại các cuộc hội thảo hoặc hội nghị. (đừng quên thông báo trước.)

Bạn cũng có thể trò chuyện với những người bạn cùng lớp của mình. Họ đang tìm kiếm một công việc như thế nào sau khi tốt nghiệp? Càng nói chuyện với nhiều người, bạn càng phát hiện thêm nhiều các ngành và chức năng bạn mà bạn có thể thích hoặc không thích.

Uyển chuyển

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tìm kiếm lĩnh vực và chức năng nghề “lý tưởng”, nhưng hãy linh hoạt một chút.

Đây là những ngày mà tấm bằng MBA có giúp bạn tiếp cận nhiều công việc và nghề nghiệp khác nhau. Công việc đầu tiên có thể có hoặc không tạo nền tảng cho sự nghiệp lâu dài của bạn. Nhưng những kinh nghiệm giá trị mà bạn nhận được từ nó sẽ có thể dẫn bạn đến một con đường sự nghiệp tốt hơn.

Tuy nhiên, linh hoạt không có nghĩa là bạn đi lang thang mà không có phương hướng, ý tưởng hay điểm đến. Lý tưởng nhất là mỗi bước bạn thực hiện sẽ đưa bạn đến gần mục tiêu cuối cùng hơn.

Trong suốt hành trình phát triển sự nghiệp của bạn, hãy đảm bảo bạn đã nghiên cứu kỹ lý do trước khi thực hiện từng bước và lý do đó phải dựa trên một cơ sở lý luận chắc chắn.

Đam mê

Kiến thức và kỹ năng của bạn chắc chắn là hai yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng sự nghiệp, nhưng còn một yếu tố khác: Niềm đam mê.

Bạn chỉ có thể phát triển sự nghiệp của mình lên đỉnh cao nếu bạn quan tâm sâu sắc đến ngành và chức năng đã chọn của mình.

Sự bền bỉ

Công việc đầu tiên của bạn có thể sẽ chỉ là khởi đầu của một hành trình dài mà sẽ mất nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ để đưa bạn đến đích sự nghiệp của mình.

Bạn nên chấp nhận thực tế rằng bạn có thể không kiếm được việc làm tốt ngay sau khi tốt nghiệp MBA và công việc đầu tiên bạn tìm thấy có thể không “hoàn hảo”.

Mục tiêu của bạn khi bắt đầu không bao giờ là tìm kiếm một điểm đến tốt nhất có thể mà là tìm một công việc cho phép bạn sử dụng những gì bạn đã học, dạy cho bạn điều gì đó mới và cho phép bạn tiến lên phía trước.

Định hướng sự nghiệp của bạn chứ không phải đích đến mới là điều quan trọng trong giai đoạn này. Sự kiên trì sẽ mang đến cho bạn thành công.

Công việc đầu tiên

Hãy nhớ rằng công việc đầu tiên thường đặt ra lộ trình cho hành trình sự nghiệp của bạn. Việc thay đổi lộ trình sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn dành nhiều thời gian hơn cho công việc đầu tiên của mình.

Vì vậy, điều quan trọng là công việc đầu tiên phải có thể đặt nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn, có nghĩa là nó phải cung cấp cho bạn những đồng nghiệp, cơ hội phát triển và sự đào tạo phù hợp.

Giả sử nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành một doanh nhân, sẽ chẳng có nhiều lợi ích khi bạn cố gắng xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Thay vào đó, bạn cần tìm kiếm một công việc có thể trang bị cho bạn đầy đủ những kinh nghiệm cần thiết để khởi động công việc kinh doanh của riêng mình vào một lúc nào đó.

Bạn có thể thay đổi công việc, nhưng đừng bao giờ quên mục tiêu dài hạn của mình.

Tiếp tục

Sẽ có lúc bạn nên cân nhắc tới chuyện rời bỏ công việc đầu tiên của mình. Tại sao bạn nên?

Lý do quan trọng nhất là tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển và xây dựng năng lực mới hoặc học hỏi kỹ năng mới; nhưng cũng là để biết về những khách hàng mới, đồng nghiệp mới, mô hình kinh doanh mới, hệ thống mới hoặc văn hóa công ty mới.

Trong những tình huống như vậy, sau khi nghiên cứu lý do rời đi của bản thân và thuyết phục bản thân rằng điểm cộng nhiều hơn điểm trừ, hãy chấp nhận rủi ro một cách có tính toán.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước mỗi lựa chọn và đừng “bay nhảy” quá nhiều, bởi đây là một điều mà các nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao.

Kết nối với mạng lưới quan hệ

Phát triển mạng lưới quan hệ không phải là việc bạn sẽ bắt đầu vào những tuần cuối trước khi rời trường kinh doanh và kết thúc thời điểm mà bạn có được công việc đầu tiên.

Những người đồng nghiệp cũ, các cố vấn cũng như những cựu học viên của trường kinh doanh có thể cung cấp cho bạn các nguồn lực quý giá để phát triển sự nghiệp của bạn trong mọi giai đoạn. Bởi vậy, hãy phát triển và duy trì nó bằng mọi cách.

Việc giữ liên lạc thường có thể chỉ là một việc vặt khi bạn nghĩ rằng mình đã có một công việc tốt và những người đồng nghiệp tốt. Nhưng khi bạn đang phải quay trở lại thị trường việc làm, bạn sẽ cảm thấy cần phải liên hệ với những người bạn cũ.

Đừng tự đặt mình vào tình thế bạn phải gửi email cho đồng nghiệp cũ hoặc bạn cùng lớp với nội dung như “Chúng ta đã không nói chuyện trong nhiều năm, nhưng tôi nghe nói rằng bạn đang tìm kiếm một người có thể đảm nhiệm vị trí quản lý trong công ty của mình…”

Tốt hơn hết đừng quên người cố vấn, đồng nghiệp và bạn bè của bạn. Mối liên kết với họ luôn là tài sản vô giá.

Kiên nhẫn

Để tìm thấy được một công việc phù hợp sẽ cần phải có thời gian. Bạn đừng mong đợi rằng sẽ được công ty yêu thích của mình tuyển dụng chỉ một vài tuần sau khi hoàn thành chương trình MBA. (mặc dù điều này có thể xảy ra)

Ngay cả tại các trường kinh doanh hàng đầu, trung bình các cựu học viên MBA cũng chỉ được tuyển dụng trong vòng ba tháng sau khi tốt nghiệp. Vậy nên, hãy sử dụng khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp để học hỏi và cải thiện khả năng của bản thân.

Nhưng sự lựa chọn nghề nghiệp

Sau khi học xong MBA, một số tiếp tục công việc của họ với vị trí và mức lương cao hơn, trong khi nhiều người khác tìm kiếm sự thay đổi nghề nghiệp hoặc chức năng.

Như đã đề cập ở phần đầu, hãy xem xét đến các linh vực như công nghệ, tư vấn, ngân hàng, bán lẻ, sản xuất, dịch vụ tài chính và truyền thông.

Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu chuyên sâu về các chức năng công việc trong quản lý dự án CNTT, phân tích, tư vấn chiến lược, tư vấn hoạt động, tư vấn nhân sự, quản lý hoạt động, quản lý dự án, ngân hàng đầu tư, cổ phần tư nhân, đầu tư mạo hiểm, quản lý tài khoản, tiếp thị sản phẩm và phát triển kinh doanh. Hoặc trở thành một doanh nhân và khởi động dự án kinh doanh trong mơ của riêng bạn!

Cuối cùng, bạn muốn làm việc ở đâu? Ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, Singapore… hay Việt Nam? Nơi nào sẽ mang đến cho bạn những cơ hội tốt nhất trong ngành yêu thích và cho chức năng công việc của bạn?

Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng, kiến ​​thức và sở thích của bạn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.